Shipper là gì trong xuất nhập khẩu? Khác gì người giao hàng nhanh

Shipper là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Vai trò của người giao hàng trong vận chuyển quốc tế khác gì với vận chuyển nhanh. Vì sao nghề Shipper lại được nhiều người lựa chọn.

Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Shipper là gì

Shipper trong xuất nhập khẩu là gì?

Shipper trong hoạt động vận tải nghĩa là người gửi hàng trong hợp đồng vận chuyển. Cụ thể hơn, đó là người trực tiếp thu xếp việc gửi lô hàng, hoặc là người được người xuất khẩu chỉ định giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Shipper có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Trên thực tế có thêm những thuật ngữ tương đồng và thường hay gây nhầm lẫn, nên tôi giải thích thêm để các bạn hiểu rõ hơn.

  • Xét theo nghiệp vụ mua bán: Người bán (Seller/ Exporter) và Người mua (Buyer/ Importer).
  • Xét theo Nghiệp vụ vận tải: Người gửi hàng (Shipper) và Người nhận hàng (Consignee).
  • Xét theo Nghiệp vụ thanh toán: Người trả tiền (Remitter) và Người thụ hưởng (Beneficiary).

Như vậy, trường hợp phổ biến thì Shipper đồng thời là Seller, Beneficiary. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp Shipper chỉ là người gửi hàng đơn thuần, tiến hành việc đóng và gửi hàng theo chỉ định của Seller

Ở trường hợp thứ 2 này, tên Shipper có thể không xuất hiện trên các chứng từ hàng hóa khác như Hợp đồng, Invoice, Chứng nhận xuất xứ…

  • Lưu ý: Thuật ngữ Shipper trong xuất nhập khẩu mà chúng ta đang tìm hiểu sẽ khác với khái niệm về người Giao hàng nhanh Shipper mà chúng ta đã biết trên thực tế. Chính vì thế mọi người đừng nhầm lẫn

Shipper là gì

Shipper trong xuất nhập khẩu có vai trò thế nào?

Vậy trong lĩnh vực Logistics & xuất nhập khẩu thì Shipper có vai trò & Trách nhiệm như thế nào?

Người được điền thông tin trên chứng từ

Đối với loại chứng từ có ý nghĩa về mặt vận tải thì hiển nhiên thông tin về người gửi hàng và người nhận hàng là chủ thể chính không được thiếu. Trên các vận đơn đường biển, dù là B/L gốc (Original) hay B/L Telex, thì tên Shipper cũng luôn được ghi ở ô trên cùng bên trái, tiếp đó là Consignee.

Một vận đơn nếu thiếu thông tin Shipper hay Consignee thì có thể coi là chưa đầy đủ nội dung, và do đó không có giá trị giao dịch.

Chịu trách nhiệm bố trí và thanh toán cước vận tải biển

Người đứng tên ở ô Shipper trên vận đơn là người chịu trách nhiệm bố trí và thanh toán cước vận tải biển, nếu điều kiện là Prepaid.

Tùy theo điều khoản Incoterms đã thỏa thuận, chẳng hạn như FOB thì Shipper có trách nhiệm giao hàng lên tàu – On Board hay CIF thì Shipper có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích – Destination Port.

Tất nhiên, điều đó sẽ loại trừ trường hợp có thỏa thuận thêm về việc cước phí được thể hiện trong hợp đồng ngoại thương, nếu không thì trách nhiệm của Shipper sẽ được hiểu theo tập quán quốc tế, tiêu biểu là theo Incoterms.

Quyết định cho giao cho người nhận hay không

Đối với đại lý của hãng tàu ở cảng xuất để quyết định việc nhả hàng ở cảng đích. Với các bạn đã từng là chủ hàng của 1 lô hàng xuất nhập khẩu thì không lạ lẫm về điện giao hàng (D/O).

Thực tế là nếu hàng đã đến cảng đích, việc giao hàng cho Consignee vẫn nằm trong sự quyết định của Shipper.

Làm việc với hãng tàu

Shipper sẽ thỏa thuận với hãng tàu về vấn đề xử lý các chi phí phát sinh, như phí DEM/DET hay phí sửa chữa container. Đây là thực tế mà các bạn cần hết sức lưu ý.

Nếu như ở trên tôi chỉ ra rằng Shipper sẽ hết trách nhiệm theo điều khoản Incoterms được thỏa thuận từ trước thì đó chỉ là “cái lý”, có thể nói vui là trong hoạt động xuất nhập khẩu rất cần tới “cái lý – cái tình”.

Vì các bạn biết rằng hoạt động ngoại thương thường không diễn ra 1 lần giữa các đối tác mà ngược lại có thể lặp lại và khá thường xuyên. Nếu Shipper thiện chí, họ sẽ chịu (hoặc chia sẻ) chi phí sửa chữa vỏ container khi hãng tàu phạt consignee ở cảng đích, nếu vấn đề hỏng hóc đó diễn ra trong quá trình shipper đóng hàng.

Ngoài ra việc Shipper thỏa thuận trước với hãng tàu để được số ngày Freetime kéo dài hơn, cũng giúp Consignee giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình nhận hàng tại cảng dỡ.

Shipper là gì

Shipper giao hàng nhanh là gì?

Shipper là người được giao trách nhiệm vận chuyển hàng hóa và vật dụng Trong ngành vận tải, vai trò của Shipper rất quan trọng và không bao giờ được xem nhẹ. Sự hiện diện của Shipper làm cho công việc của người gửi trở nên dễ dàng vì họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hàng hóa đến đích dự định mà không có bất kỳ tai nạn hoặc rủi ro nào.

Shipper còn lo tất cả các loại giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục vận chuyển để trong quá trình gửi hàng không gặp rắc rối phát sinh. Một ví dụ cho tài liệu cần thiết này là vận đơn.

Các hình thức Shipper giao hàng nhanh phổ biến

Hiện nay thì việc vận chuyển hàng hóa thông qua các hãng vận chuyển nhanh và Shipper rất phổ biến. Sau đây là các hình thức Shipper mà bạn thường thấy:

Shipper tự do

Shipper tự do là nhóm người giao hàng không theo giờ giấc cụ thể và không thuộc quyền kiểm soát bất kỳ đơn vị vận chuyển nào. Thay vì nhận tiền thông qua trung gian hay công ty vận chuyển, họ sẽ lấy phí ship ngay khi giao hàng đến.

Tuy nhiên các Shipper giao hàng kiểu như vậy sẽ không được hưởng các quy định và quyền lợi dành cho người lao động như tiền bảo hiểm xã hội. Các Shipper tự do chủ yếu là một số bạn trẻ, sinh viên, các bác xe ôm muốn có thêm thu nhập từ các đơn hàng bất chợt, riêng lẻ.

Shipper bán chuyên

Shipper bán chuyên là nhóm người coi nghề Ship là nguồn thu nhập thứ hai của mình. Tương tự như các Shipper tự do, họ cũng không thuộc bất kỳ công ty vận chuyển nào khác.

Họ thường phải cạnh tranh với các Shipper chuyên nghiệp về thời gian và đơn hàng. Điều này làm cho lịch làm việc của nhóm Shipper này vô cùng dày đặc.

Shipper công nghệ

Shipper công nghệ hiện là nhóm Shipper đăng ký trực tiếp với các ứng dụng giao hàng thông minh. Nhiệm vụ của họ là cầu nối giữa người dùng app và các đơn vị cung cấp dịch vụ trên các ứng dụng như Now, Grab, Gojek, v.v.

Vì thông qua trung gian là các app, độ an toàn của giao dịch sẽ được bảo đảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, điều này lại làm giảm phần trăm hoa hồng mà các Shipper nhận được.

Shipper chuyên nghiệp

Shipper chuyên nghiệp là người làm việc dưới sự quản lý của một công ty hoặc đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp. Đối với các Shipper trực thuộc phòng ban vận tải của một công ty cụ thể, họ sẽ có nhiệm vụ vận chuyển các đơn hàng lớn với quãng đường dài hơn so với các Shipper thông thường.

Tuy vất vả, nhưng họ sẽ được coi là lao động chính thức của công ty và sẽ được nhận nhiều quyền lợi dành cho người lao động cùng với mức lương ổn định theo từng tháng, quý và năm.

Shipper là gì

Shipper giao hàng nhanh làm gì?

Cũng giống như các ngành nghề khác khi làm việc cần thực hiện những công việc cụ thể và nghề shipper cũng vậy.

Khi làm người giao hàng, bạn cần tuân theo một quy trình làm việc nhất định để vận chuyển hàng hóa cho đúng thời gian và địa điểm cho khách hàng.

Shipper giao hàng bán chuyên

Đối với shipper giao hàng tự do, shipper bán tự do và shipper công nghệ sẽ làm những công việc như sau:

  • Shipper phải đến trực tiếp địa điểm cửa hàng lấy hàng hóa và thông tin về người nhận hàng, đồng thời phải ứng tiền của đơn hàng cho cửa hàng.
  • Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
  • Sắp xếp các đơn hàng theo một lộ trình thích hợp để tiết kiệm được thời gian và công sức vận chuyển.
  • Giao hàng đến các địa điểm có sẵn trên các đơn hàng.
  • Gọi điện cho khách hàng để giao bưu phẩm hàng hóa và nhận tiền từ khách hàng tương ứng với giá trị ghi trên đơn hàng.
  • Trong trường hợp không liên lạc được, không nhận đơn hàng hoặc hủy đơn, cần liên lạc lại với người gửi hàng để trao đổi các vấn đề đang xảy ra và tìm cách giải quyết.

Shipper giao hàng chuyên nghiệp

Đối với shipper giao hàng hóa chuyên nghiệp thực hiện các công việc sau:

  • Shipper chuyên nghiệp đến nơi làm việc theo lịch trình để tiếp nhận công việc như cơ quan, doanh nghiệp.
  • Người giao hàng nhận được đơn đặt hàng thì sẽ đến kho để nhận hàng và cùng với đội ngũ bốc xếp sắp xếp hàng lên xe hoặc đóng gói hàng để vận chuyển đến nơi có sẵn được phân công.
  • Giao hàng đúng với lộ trình đã có sẵn.
  • Khi giao hàng cho khách, người giao hàng phải yêu cầu khách hàng kiểm tra số lượng, mẫu mã,…rồi nhận tiền khách hàng (nếu có) và ký nhận vào phiếu của giao hàng.
  • Khi trở về công ty, nhân viên giao hàng phải trả lại các chứng từ đã ký và tiền cho bộ phận kế toán
  • Phải thông báo các vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.

Lưu ý với hình thức người giao hàng chuyên nghiệp này thì sẽ vận chuyển hàng theo hai hình thức ship Cod hoặc ship thông thường:

  • Ship Cod là hình thức giao hàng thu tiền hộ giúp chủ hàng.
  • Ship thông thường là hình thức người giao hàng không nhận tiền trực tiếp từ khách hàng mà lấy tiền từ chủ hàng. Người mua đã chuyển tiền vào tài khoản trước cho người bán, sau đó người bán mới thuê shipper đi giao sản phẩm.

Shipper là gì

Nghề Shipper giao hàng có khó khăn thế nào?

Công việc Shipper ngày nay đã trở nên vô cùng quen thuộc và có thể coi là một công việc làm thêm hiệu quả dành cho sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ một lịch trình làm việc của Shipper cụ thể là gì?

Thông thường, các Shipper đều phải đối mặt với áp lực về mặt thời gian và bảo quản đơn hàng. Họ phải vừa đảm bảo đơn hàng được giao đúng trong khung thời gian nhất định, vừa phải đảm bảo không có bất kỳ hỏng hóc hay thiếu sót nào khi khách nhận được hàng.

Mỗi khi bạn tiến hành đặt hàng, dù là qua các app giao đồ ăn hay các công ty vận chuyển, Shipper đều phải ngay lập tức chạy đến địa chỉ của người gửi để xác minh các thông tin liên quan đến đơn hàng.

Trong một số trường hợp, họ còn phải tạm ứng tiền cho người gửi để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Ngay sau khi nhận được hàng, họ phải tiến hành các bước kiểm định và bảo vệ đơn hàng trước khi tiến hành giao.

Sau đó, các Shipper sẽ lựa chọn quãng đường di chuyển hợp lý nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí nhằm giao hàng đúng hẹn trong thời gian cho phép. Khi đến nơi, họ sẽ gọi điện xác nhận cho người nhận và tiến hành bàn giao đơn hàng.

Việc nhận tiền mặt hay chuyển khoản sẽ được hai bên thoả thuận trước hoặc tuân theo yêu cầu của khách hàng ngay từ đầu trên các app giao hàng.

Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Xuyên suốt quá trình giao hàng được Epacket Việt Nam liệt kê ở trên, các Shipper thường phải đối mặt với nhiều tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát. Đầu tiên chính là việc tìm kiếm địa chỉ giao và nhận hàng.

Không phải đơn hàng nào cũng có địa chỉ dễ kiếm, đặc biệt là ở những ngõ hẻm ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc địa chỉ khó kiếm cũng khiến cho đơn hàng bị chậm trễ và người chịu trách nhiệm cho việc đó là các Shipper.

Ngoài ra, quãng đường đi lại cũng là một bài toán đau đầu dành cho các Shipper. Không phải lúc nào giao thông cũng thuận tiện, đặc biệt là vào giờ cao điểm khi lượng xe lưu thông quá lớn dẫn đến kẹt xe ở nhiều tuyến đường quan trọng.

Đó là chưa kể đến các yếu tố thời tiết như nắng, mưa bão, v.v. Những chi phí về xăng xe hay phí mất do chờ đợi cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của Shipper.

Ở khía cạnh khách hàng, tình trạng bị bùng hàng hay không nhận hàng không phải là hiếm thấy. Có rất nhiều Shipper bị mất tiền oan khi bản thân họ đã ứng trước tiền nhưng khách hàng lại từ chối nhận hàng.

Một vài khách hàng sẽ tỏ ra khó chịu và bất mãn nếu đơn hàng được giao quá lâu hay vật dụng của họ gặp vấn đề nào đó trong quá trình vận chuyển. Điều này khiến cho nhiều Shipper đau đầu về các feedback nhận được trên app cũng như chi phí đền bù cho khách hàng.

Cách trở thành Shipper giao hàng

Hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng shipper tìm kiếm đối tác để giao hàng hóa cho khách hàng. Vậy để làm sao để đăng ký làm shipper giao hàng?

Bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội, các hội nhóm mua bán online trên Facebook, Zalo,..
  • Đăng ký trực tiếp tại các trung tâm hỗ trợ tài xế của dịch vụ vận chuyển trung gian như là Grab, Now, Goviet, Giao hàng nhanh,…
  • Tìm việc làm trên các trang website tuyển dụng việc làm như Grabviec.vn, Tuyencongnhan.vn,..

Điều kiện để trở thành một Shipper

Nghề Shipper tương đối vất vả, nhưng nếu bạn vẫn quyết tâm theo đuổi, vậy điều kiện để trở thành một Shipper là gì? Bạn nên thoả mãn một vài điều sau nếu muốn trở thành một Shipper:

  • Điện thoại thông minh để kết nối với các app giao hàng cũng như khách hàng
  • Phương tiện đi lại: xe máy, mô tô, v.v.
  • Khả năng thông thạo đường xá nhiều khu vực
  • Sức khoẻ tốt
  • Nắm rõ các quy trình giao và nhận hàng
  • Nắm rõ một số luật lao động để tự bảo vệ bản thân trong các trường hợp xảy ra tranh chấp với khách hàng và công ty
  • Nhiệt tình, chịu khó và lịch sử
  • Sự trung thực và thái độ cầu tiến

Shipper giao hàng nhanh có thu nhập bao nhiêu?

Cũng giống như với các nghề khác, nghề shipper muốn có mức thu nhập mà mình mong muốn thì tùy thuộc và sự chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm của họ.

Với shipper tự do, càng nhận được nhiều đơn hàng, càng siêng năng thì càng có thu nhập cao. Nhưng như đã nói, đơn hàng thường không ổn định và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu khách hàng.

Với shipper chuyên nghiệp, để đảm bảo thu nhập ổn định thì shipper giao hàng phải thuộc các đơn vị vận chuyển có quy mô, chế độ tốt, đơn hàng đều đặn.

Hiện nay nghề shipper có tính cạnh tranh rất cao. Ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp vận chuyển ra đời nên đòi hỏi thái độ và cách làm việc của người giao hàng hóa phải thực sự chuyên nghiệp, lịch sự. Khách hàng hài lòng mới tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ lâu dài.

Tuy nhiên nhìn chung các mức lương shipper có thể nói là khá ổn đối với lao động phổ thông hiện nay như sau:

  • Mức lương shipper tự do và bán tự do thường có phí là 20.000đ – 30.000đ/chuyến nếu đơn hàng nằm trong trung tâm thành phố. Còn nếu ở vùng ngoại ô mức giá sẽ cao hơn. Tuy vào thời gian và lượng đơn hàng mà người giao hàng nhận được sẽ có mức thu nhập tương ứng.
  • Mức thu nhập của shipper công nghệ: dựa vào các ứng dụng công nghệ để nhận đơn hàng nên mức lương shipper mỗi ngày kiếm được khoảng từ 200.000đ – 250.000đ. Trong trường hợp nếu shipper công nghệ nhận thêm nhiều đơn hàng thì mức thu nhập có thể lên đến 300.000đ – 400.000 đ/ ngày.
  • Mức thu nhập của shipper chuyên nghiệp: làm việc với các công ty, doanh nghiệp nên shipper giao hàng này sẽ có lượng ổn định hàng tháng. Tùy chế độ của công ty mà mức lương sẽ khác nhau. Nhưng phổ biến hiện nay, lương cứng khoảng từ 4 triệu – 5 triệu đồng/ tháng. Tổng thu nhập sẽ giao động từ 8 triệu – 10 triệu đồng/ tháng. Vì các công việc shipper chuyên nghiệp làm rất nhiều và được phân công mỗi ngày nên lương shipper sẽ tương ứng với lượng công việc mà họ đã làm.

Tuy nhiên công việc nào cũng vậy, bạn muốn có mức thu nhập cao thì đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian hơn, phải chăm chỉ và siêng năng hơn.

Nghề shipper cũng thế. Bạn giao được nhiều đơn hàng trong một ngày thì mức thu nhập đem lại cho bạn sẽ xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra.

Trên đây là thông tin về Shipper là gì trong xuất nhập khẩu do Epacket Việt Nam tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được sự khác nhau của shipper giao hàng nhanh và trong Logistics

Nếu quan tâm tới các thông tin khác về vận chuyển hàng hóa thì hãy theo dõi bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *