Bill of Lading là gì? Chức năng vận đơn B/L? Phát hành khi nào?

Bill of Lading là gì? Bill of Lading được phát hành khi nào? Chức năng của Bill of Lading ra sao? Với những người làm lĩnh vực XNK thì đây là ngôn ngữ chỉ chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển.

Như hiện nay, đường bộ đã không còn là tuyến đường chủ đạo mà dần dần các tuyến giao thông khác cũng được triển khai đầu tư thực hiện nhằm mang tới những giải pháp chuyên chở tối ưu nhất, giúp cho mỗi kiện hàng được giao và nhận an toàn, hiệu quả

Vậy chứng từ Bill of Lading trong vận chuyển khi lập cần lưu ý gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Epacket Việt Nam để nắm thêm thông tin nhé!

Bill of Lading là gì

Bill of Lading là gì?

Bill of Lading hay Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận.

Bill of Lading là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quy trình vận chuyển. Để vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào, vận đơn (bill of lading) được yêu cầu hoạt động như một biên nhận (hay một hợp đồng vận chuyển).

Thông tin trong vận đơn rất quan trọng vì nó chỉ đạo cho các hành động của nhân viên vận tải trong suốt hành trình vận chuyển hàng hóa trên tàu. Các thông tin, thông số về số lượng, cách thức thanh toán, cách xử lý trên bến tàu,… sẽ được thể hiện trong vận đơn.

Một Bill of lading hợp pháp cho thấy rằng hãng đã nhận được cước vận chuyển như mô tả và có nghĩa vụ giao hàng hóa đó trong tình trạng tốt cho người nhận hàng.

Ví dụ:

  • Bạn muốn gửi 1 món quà cho bạn gái đang đi học xa nhà, bạn ra phố huyện giao đồ cho công ty chuyển phát, họ nhận hàng và đưa lại cho bạn 1 phiếu xác nhận đã nhận hàng. Ở đây người gửi hàng là bạn, hãng vận chuyển là công ty chuyển phát, vận đơn là tờ phiếu họ đưa cho bạn.
  • Nôm na thì là như vậy, nhưng nếu mở rộng ra hoạt động mua bán lớn, chẳng hạn công ty A ở châu Âu mua lô hàng 100 containers hạt điều của công ty B ở Việt Nam, với thỏa thuận B mang hàng đến tận nơi cho A, lúc này việc phối hợp vận chuyển sẽ phức tạp hơn nhiều và giá trị của BL sẽ được thể hiện rõ ràng. Các bạn cùng theo dõi tiếp để thấy tầm quan trọng của BL nhé.

Bill of Lading là gì

Bill of Lading được phát hành khi nào?

Bill of Lading được phát hành sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận. Chứng từ này sẽ do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng

Vai trò của Bill of Lading

Bill of Lading trong vận chuyển hàng hóa đường biển có vài trò như:

  • Người ta dựa vào vận đơn để làm căn cứ khai hải quan và thủ tục cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Vận đơn được xem là tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.
  • Được xem là chứng từ để cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán hàng hóa.
  • Dùng làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa mà người bán gửi cho người mua.
  • Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết bởi hai bên, nêu rõ nội dung, điều khoản của hợp đồng đó. Đồng thời B/L cũng chính thức xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng, và quan hệ pháp lý của người vận tải và người nhận hàng.
  • Bill of Lading được xem như là biên lai xác nhận của nhận của người vận tải cho người chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình Bill of Lading hợp lệ đầu tiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. Cũng chính vì vậy, Bill of Lading rất quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ trong các giao dịch ngoại thương.
  • Bill of Lading là chứng từ xác nhận quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi trên nó. Tương ứng với việc, nó có thể có giá trị như một loại giấy tờ dùng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.

Bill of Lading có nội dung gì?

Nhiều người thắc mắc nội dung trên vận đơn đường biển Bill of Lading là gì có những gì?

Cụ thể Bill of Lading gồm các thông tin sau đây:

  • Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành, giúp tra cứu B/L lô hàng và khai báo hải quan. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo của hãng.
  • Thông tin người gửi hàng: Nội dung ghi rõ tên, địa chỉ người xuất hàng và người giao nhận.
  • Thông tin người nhận hàng: Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Bên được thông báo: Ghi tương tự như mục người nhận  hàng
  • Tên tàu: Mỗi loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng, mã hiệu của mỗi chuyến đi và được thể hiện trên chứng từ này.
  • Cảng xếp và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được ghi nhận.
  • Thông tin hàng hóa: Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.
  • Số kiện hàng, cách đóng gói: Thông tin ghi rõ về số lượng kiện hàng, số thùng hàng, số lượng container.
  • Số container, số chỉ: Ghi các con số gọi là mã container và các chỉ số niêm phong để hỗ trợ cho việc xác nhận giao hàng, bốc dỡ hàng.
  • Thông tin về khối lượng, thể tích: Mỗi lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau cũng được thể hiện nhằm phục vụ cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng.
  • Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung chung về hình thức đã trả hoặc phải thu. Đôi khi còn có các thông tin liên quan đến việc thanh toán tại đâu.
  • Ngày tháng: Thể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận chuyển. Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cung cấp  vận đơn, địa chỉ cấp.
  • Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc và hông thường là 3 bản
  • Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.

bill of lading

Chức năng của Bill of Lading

Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là ngôn ngữ chỉ chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển. Chứng từ này được cấp phát bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ.

Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ với 6 bản giống nhau. Bộ chứng từ này gồm 3 bản gốc và 3 bản copy. Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 hoặc 2 bản gốc.

Theo điều 81 Bộ luật Hàng hải, chức năng của Bill of Lading cơ bản như sau:

  • Biên nhận hàng hoá: đây là việc sử dụng vận đơn như là một biên nhận của người vận chuyển khi hàng hoá đã được xếp lên trên tàu với tình trạng số lượng, chủng loại như đã ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Đây được coi là bằng chứng của lô hàng cho hải quan về mục đích bảo hiểm và cũng có thể là bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo như hợp đồng đã ký kết.
  • Chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá: vận đơn gốc là chứng từ có giá trị dùng để định đoạt và nhận hàng, cụ thể vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá. Vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được và có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng thì người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng đó cho mình tại cảng đến theo như điều kiện đã quy định trong vận đơn.
  • Bằng chứng về hợp đồng chuyên chở: trong trường hợp này vận đơn được sử dụng như một hợp đồng chuyên chở, được sử dụng làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển từ đơn vị vận tải đến người gửi hàng do thực tế là người vận chuyển đã nhận được hàng rồi.
  • Là căn cứ để khai hải quan và làm các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ dựa vào vận đơn để kiểm tra thông tin hàng hoá.
  • Để xác định số lượng hàng hoá bên bán giao cho bên mua có đúng với thông tin đã đàm phán trong hợp đồng
  • Là chứng từ quan trọng buộc phải có khi làm thanh toán nhận tiền từ nhà nhập khẩu
  • Chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại phía bảo hiểm hay các bên khác liên quan
  • Trong trường hợp các bên chưa đủ vốn nhập hàng hoặc mua đi bán lại thì vận đơn có thể được mang đi cầm cố.

Bill Of Lading gồm những loại nào?

Sau đây Epacket Việt Nam sẽ gửi tới các bạn những loại Bill Of Lading phổ biến trong vận chuyển hàng hóa.

Bằng việc phân loại khác nhau sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hơn:

Căn cứ theo tính chất sở hữu

Theo hình thức này sẽ bao gồm 2 loại là vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh.

Trong các loại vận đơn này lại được phân chia làm các loại nhỏ khác như sau:

  • Vận đơn đích danh: giúp cung cấp thông tin liên quan đến hãng tàu chỉ giao hàng. Thông tin người nhận được thể hiện chi tiết trên vận đơn.
  • Vận đơn theo lệnh: bao gồm vận đơn giao hàng cho người cụ thể, hoặc vận đơn theo lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn theo lệnh của người gửi hàng. Ngoài ra còn có một loại vận đơn vô danh không ghi thông tin người nhận hàng, nên ai cầm vận đơn sẽ là người sở hữu của lô hàng.

Căn cứ theo phê chú

Được phân chia làm 2 loại vận đơn sạch và vận đơn không sạch. Cụ thể là:

  • Vận đơn sạch: Tên chuyên ngành là Clean Bill. Loại vận đơn này dùng để mô tả các loại hàng hóa ở phía ngoài khi đi biển, có chất lượng tốt.
  • Vận đơn không sạch: Tên gọi là Unclean Bill, giúp thể hiện thông tin về hàng hóa bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng không được đảm bảo.

Căn cứ theo pháp lý

Bill Of Lading theo pháp lý bao gồm:

  • Vận đơn Original: Được gọi đơn giản là vận đơn gốc có ký xác nhận bằng tay và đôi khi có cả con dấu.
  • Vận đơn Copy B/L: Được gọi là bản phụ của vận đơn gốc. Với nội dung tương tự nhưng không có chữ ký tay trên đó.

Căn cứ theo hành trình, cách thức vận chuyển

Loại vận đơn này sẽ căn cứ vào cách thức vận chuyển như nào để phân biệt. Trong đó:

  • Direct B/L: Được gọi là vận đơn thẳng tức là hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không cần phải sử dụng quá trình chuyển tải.
  • Through B/L: Là vận đơn chở suốt thể hiện hàng hóa sẽ phải chuyển qua một tàu trung gian khác mới đến được địa chỉ cần bốc dỡ.
  • Multimodal B/L: Cách thức vận đơn đa phương thức. Trong đó, hàng hóa sẽ được thực hiện chuyển qua nhiều phương tiện khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt….

Căn cứ theo nhà phát hành

Bill Of Lading theo đơn vị phát hành như sau:

  • Đơn vị vận chủ phát hành: Đây là vận đơn Master B/L do hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra.
  • Vận đơn nhà: Là vận đơn House B/L do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.

Sử dụng Bill Of Lading cần lưu ý gì?

Một vài lưu ý trước khi chính thức ký kết một Bill Of Lading (vận đơn đường biển) cho nhà vận chuyển như sau:

Kiếm tra mẫu của Bill Of Lading

Trước khi ký kết một vận đơn hay Bill Of Lading hãy xem xét tới độ chính xác và tính pháp lý của form mẫu. Xem xét nó có đúng như form đã đăng ký chưa, có phải là phiên bản mới nhất hiện lưu hành không,…

Xác minh địa điểm chính xác

Mặc dù người vận chuyển không có nghĩa vụ phải tìm hiểu xem người gửi hàng có ký gửi hàng hóa cho người nhận hàng đúng địa điểm hay không. Tuy nhiên người ký phải kiểm tra rằng ít nhất người nhận hàng hoặc thông báo được đề cập trên vận đơn là từ cùng quốc gia với điểm đến. .

Xác minh chi tiết địa điểm hàng hóa trước khi ký vận đơn.Có một số quốc gia như Ethiopia, Brazil, v.v … nơi người nhận hàng hoặc thông báo phải có trụ sở tại Ethiopia hoặc Brazil theo quy định của họ … Hãy xem xét điều này trên vận đơn.

Nếu vận đơn được phát hành mà không có kiểm tra này, có khả năng việc nộp bản kê khai tại POD có thể bị trì hoãn cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tàu.

Xác minh thông tin hàng hóa

Phải cẩn thận để đảm bảo rằng các chi tiết hàng hóa trên vận đơn khớp với các chi tiết được cung cấp bởi khách hàng tại thời điểm đặt chỗ, tại thời điểm vận chuyển hàng hóa vào cảng và cả các phê duyệt nhận được từ các quý khác nhau …

Một lần nữa, hãy chắc chắn xác minh chi tiết hàng hóa, bạn sẽ không biết một số khách hàng xấu tính có thể đã đặt thứ gì khác so với tuyên bố trên vận đơn trên container hàng của mình đâu

Đảm bảng hàng hóa nhận hoặc vận chuyển

Khi đó bạn cần đảm bảo hàng hóa được nhận cho lô hàng hoặc vận chuyển trên tàu luôn, cần kiểm tra xem thông tin và điều khoản chính xác của tàu có được phản ánh trên vận đơn không

Nội dung không bao gồm các điều khoản thương mại

Các điều khoản thương mại liên quan đến hợp đồng mua bán, vv không phải là một phần của vận đơn và không nên được đưa vào vận đơn …

Theo các hãng vận tải, các thông tin thương mại này bao gồm Giá trị hàng hóa, Incoterms, thư tín dụng,… không phải là một phần của hợp đồng vận chuyển của họ và do đó nó không có chỗ trên vận đơn …Nếu vận đơn ghi giá trị hàng hóa, nó sẽ trở thành vận đơn Valorem.

Kiểm tra hóa đơn gốc

Khi đó hóa đơn, vận đơn gốc phải được phát hành đúng số và được đánh dấu thích hợp. Khi vận đơn được phát hành theo bản gốc và bản sao, phải cẩn thận để phát hành đúng số.

Câu hỏi thường gặp

Một vài câu hỏi thường gặp về Bill of Lading như:

House Bill of Lading là gì?

HBL là viết tắt của cụm từ House Bill of Lading, đây là một vận đơn đường biển được công ty giao nhận vận tải phát hành. Có thể hiểu đơn giản, HBL là “Vận đơn nhà”. HBL có thể được phát hành bởi một loại công ty vận chuyển NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier)

Ocean Bill of Lading là gì?

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L), Vận đơn đường biển (Ocean B/L) được hiểu là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp lên tàu

Through Bill of Lading là gì?

Vận đơn chở suốt (tiếng Anh: Through Bill of Lading, viết tắt: Through B/L) được sử dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng và thông qua nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau.

Vận đơn gốc là gì?

Vận đơn gốc là (Orginal Bill of lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển hoặc đường hàng không do đại diện người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng khi hàng được giao lên tàu và khi người chuyên chở đã nhận hàng. Đây là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

Trên đây là thông tin về Bill of lading là gì? do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn.

Nếu quan tâm tới các thông tin khác về lĩnh vực XNK thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *