Thuật ngữ DDP là một điều kiện thương mại quốc tế nằm trong số 11 điều kiện giao hàng của hệ thống Incoterms 2020. DDP được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nhưng nhiều công ty xuất nhập khẩu vẫn còn rất lúng túng khi sử dụng điều kiện này. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu điều kiện DDP là gì? Cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- DDP là gì trong xuất nhập khẩu?
- Nội dung điều kiện giao hàng DDP
- Hướng dẫn sử dụng DDP
- Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện DDP
- Giá DDP là gì? Cách tính giá DDP
- Sử dụng DDP Incoterms như thế nào cho hiệu quả?
- So sánh điều kiện DDP và DAP
- So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa DDP và CIF
- Lựa chọn hình thức nhập khẩu CIF hay DDP?
- Lưu ý khi sử dụng điều kiện DDP
DDP là gì trong xuất nhập khẩu?
Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid – giao hàng đã nộp thuế tới địa điểm quy định) là điều khoản quy định người bán phải thanh toán mọi chi phí vận chuyển và chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người mua, đồng thời phải thanh toán tất cả các loại thuế (nếu có) như thuế nhập khẩu trước khi hàng được giao cho người mua.
Người bán đã thanh toán cước phí và thuế, và người mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng hóa sau khi hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Nội dung điều kiện giao hàng DDP
Nghĩa vụ của người bán
- Ký hợp đồng thương mại và vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận
- Đóng gói và dán nhãn, kiểm đếm hàng hóa
- Giao hàng và xếp hàng lên tàu biển tại cảng đi quy định trong hợp đồng và chịu các chi phí liên quan để thuê tàu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm quy định
- Hoàn tất các thủ tục cần giấy phép và xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu
- Chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng trước khi hàng hóa được đặt an toàn dưới sự kiểm soát của người mua
- Giao hàng đúng địa điểm và thời gian quy định trên cơ sở hóa đơn thương mại và các chứng từ khác quy định trong hợp đồng
- Chịu trách nhiệm, rủi ro và các chi phí phát sinh cho đến khi hoàn tất giao hàng
Nghĩa vụ của người mua
- Thanh toán hóa đơn lô hàng đúng như trong hợp đồng đã được hai bên ký kết
- Nhận hàng hóa đúng thời gian và địa điểm trong hợp đồng
- Thông báo cho người bán thời gian và địa điểm sẵn sàng nhận hàng
- Hỗ trợ người bán cung cấp, kê khai, nộp các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu
- Mọi rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao kể từ lúc nhận hàng
Địa điểm chuyển giao rủi ro trong điều kiện DDP: là nơi người bán giao hàng cho người mua tại một địa điểm quy định trong hợp đồng tại quốc gia của người mua. Khi đó người bán hết trách nhiệm với lô hàng và người mua chịu mọi rủi ro từ đây.
Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định: Nếu hợp đồng vận chuyển của người bán bao gồm chi phí dỡ hàng tại điểm đến quy định, người bán phải trả chi phí này, trừ khi các bên đã thỏa thuận trước rằng người bán sẽ được người mua hoàn trả chi phí.
Hướng dẫn sử dụng DDP
Về phương thức vận tải
Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều – phương tiện vận tải tham gia.
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (DDP – Delivered Duty Paid)
Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hỏa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
Các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm vì thứ nhất, rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang cho người mua tại điểm giao hàng, thế nên tốt nhất là hai bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi giao hàng.
Thứ hai, người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng đến điểm giao hàng, bao gồm cả thông quan nhập khẩu, tức là đây cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua. Cuối cùng, địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến đó.
Nếu xảy ra vấn đề gì với hàng hóa trước khi hàng tới điểm giao hàng, mọi tôn thất sẽ do người bán chịu. Ví dụ người bán sẽ phải chịu tất cả các loại phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá trình vận tải. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.
Chú ý dành cho người xuất khẩu
Người xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng mà người bán còn phải thông quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT và bất kì loại thuế nào khác phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác. Người bán nên chú ý đến mục 5 dưới đây đề cân nhắc xem có sử dụng điều kiện DDP hay không.
Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định
Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ phải chi trả cho chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ được người hoàn trả chi phí này.
Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
Như đã nhắc tới ở mục 3, điều kiện DDP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu cần, cũng đồng thời là phải thông quan nhập khẩu và trả bất kỳ loại phí và thuế nhập khẩu nào để hoàn tất các thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu.
Nếu người bán cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức thông quan nhập khẩu cho lô hàng, và cảm thấy người mua có khả năng và thuận lợi hơn mình trong việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì người bán nên cân nhắc sử dụng điếu kiện DAP hoặc DPU, theo đó thì người bán vẫn phải đưa hàng hóa đến điểm giao hàng nhưng sẽ không phải làm các thủ tục nhập khẩu.
Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện DDP
Điều kiện DDP được sử dụng cho tất cả các hình thức vận chuyển kể cả khi vận chuyển đa phương thức. Người mua nên lựa chọn điều kiện DDP trong trường hợp người bán có khả năng làm tốt các thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng.
Giá DDP là gì? Cách tính giá DDP
Giá DDP là tổng các chi phí các bên thỏa thuận trong hợp đồng, mỗi bên chịu trách nhiệm thanh toán những chi phí tương ứng theo điều khoản:
- Người bán thanh toán chi phí liên quan đến thủ tục xuất – nhập khẩu, phí giao chứng từ cho người mua, thuê hãng vận chuyển, chi phí kiểm tra hàng hóa,… đến khi hàng hóa được giao tới địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Người mua thanh toán chi phí gồm tiền hàng, chi phí liên quan tới lô hàng sau khi nhận hàng, chi phí dỡ hàng (nếu trong hợp đồng không quy định người bán trả) từ khi nhận được hàng hóa tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Sử dụng DDP Incoterms như thế nào cho hiệu quả?
DDP Incoterms 2020 Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Nếu trong hợp đồng thương mại người bán không có khả năng làm thủ tục nhập khẩu thì nên cân nhắc chọn điều kiện DAP hoặc DPU.
So sánh điều kiện DDP và DAP
DDP | DAP | |
Giống | Người bán giao hàng tại quốc gia người nhập khẩu, địa điểm thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng
Người bán làm thủ tục xuất khẩu, thực hiện tất cả nghĩa vụ, chi phí, rủi ro cho tới khi hàng hóa được giao cho người mua tại địa điểm quy định. Dỡ hàng hóa nếu trong hợp đồng quy định Người mua thực hiện tất cả nghĩa vụ, chi phí, rủi ro khi nhận hàng hóa từ người bán tại địa điểm quy định. Dỡ hàng hóa và thanh toán tiền hàng |
|
Khái niệm | Là một phương thức giao hàng đã nộp thuế, người mua chịu trách nhiệm về cả hàng hóa và thủ tục hải quan nhập khẩu. | Là phương thức giao hàng tại nơi đến, rủi ro trong quá trình giao hàng do người bán chịu. Không bao gồm nghĩa vụ dỡ hàng hoặc thông quan hàng hóa nhập khẩu và do đó thường được sử dụng cho các giao dịch nội địa. |
Thủ tục nhập khẩu | Người bán phải làm thủ tục nhập khẩu | Người mua phải làm thủ tục nhập khẩu |
So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa DDP và CIF
Vậy thì nhập khẩu DDP và CIF có gì giống và khác nhau?
Giống nhau
- Đều là hình thức nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, và sử dụng đường biển để chuyển hàng về nước an toàn, tiết kiệm.
- Nhập khẩu theo điều kiện CIF hay DDP nghĩa là người bán thanh toán chi phí vận chuyển đã bao gồm thuế hải quan, thuế VAT.
Khác nhau
- Nhập khẩu DDP có chi phí thấp hơn vì không đề cập đến vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Nhập khẩu CIF quý khách sẽ được hỗ trợ mua bảo hiểm, nhưng người bán không đứng ra chịu trách nhiệm cho đơn hàng của khách nếu có vấn đề, rủi ro xảy ra. Và chi phí cao hơn chút so với DDP.
- Ngoài hình thức nhập khẩu CIF và DDP, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách nhập khẩu FOB – giao hàng lên tàu hoặc rất nhiều cách nhập hàng khác.
Lựa chọn hình thức nhập khẩu CIF hay DDP?
Nói một cách đơn giản, nhập khẩu theo hình thức CIF và DDP đó chính là nhập hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam bằng đường biển. Và cách này có nghĩa là người mua chỉ việc trả tiền hàng, tiền cước phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về nội địa.
Còn mọi thủ tục thông quan, giấy tờ, tiền thuế, bảo hiểm… sẽ được đơn vị nhận nhập hàng từ nước ngoài về chịu trách nhiệm, hoàn tất thủ tục. Miễn sao đơn hàng của bạn về nước an toàn, đúng thời gian dự kiến với mức phí hợp lý.
Lưu ý khi sử dụng điều kiện DDP
DDP cũng giống như các điều kiện khác như: Giao tại xưởng (EXW), Giao cho người chuyên chở (FCA), Giao tại bến (DAT), Giao tại nơi đến (DAP), Giao hàng đã nộp thuế (DDP), Giao dọc mạn tàu (FAS), Giao lên tàu(FOB), thì nơi được chỉ định là nơi diễn ra việc giao hàng và cũng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Vì vậy, cần quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt khi thỏa thuận trong hợp hợp đồng về điều khoản giao hàng. học kế toán thuế ở đâu
Điều kiện Incoterms 2010 được lựa chọn phát huy tác dụng khi các bên chỉ định một nơi hoặc một cảng, và sẽ là tối ưu nếu các bên quy định chính xác nơi hoặc cảng đó. Chẳng hạn cần quy định như: “DDP 38 Cours Albert 1er, Paris, France Incoterms 2010”. Như vậy sẽ tránh xảy ra những tranh chấp giữa hai bên về địa điểm giao hàng.
Trên đây là thông tin về điều kiện DDP do Epacket Việt Nam đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Công Ty CP Giao Nhận ISO
Địa chỉ Hà Nội: A13 lô 4, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Địa chỉ Tp Hồ Chí Minh: 54/3/8 Bạch Đằng, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 02438 625 625
Điện thoại: 0366 555 888
Email: info@epacket.vn
Website: https://epacket.vn