Kim ngạch là gì? Cách tính cán cân xuất nhập khẩu thế nào?

Kim ngạch là gì? Tính kim ngạch xuất nhập khẩu như thế nào? Tại sao các quốc gia lại cần tính cán cân xuất nhập khẩu để điều tiết nền kinh tế?

Nếu kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu sẽ dẫn tới tình trạng gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Epacket Việt Nam để nắm thêm thông tin nhé!

Kim ngạch là gì

Kim ngạch là gì?

Kim ngạch được hiểu là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một năm. Đây là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế thương mại, là chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động thương mại của một quốc gia.

Kim ngạch là một chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động thương mại của một quốc gia. Nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu, quốc gia đó sẽ có thặng dư thương mại, còn nếu kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu, quốc gia đó sẽ có thâm hụt thương mại.

Kim ngạch cũng thể hiện mức độ tham gia của một quốc gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế và sự cạnh tranh của các mặt hàng và dịch vụ sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế. Đơn vị tính của kim ngạch là tiền tệ, thường là USD (Đô la Mỹ) hoặc tiền tệ của quốc gia đang nghiên cứu.

Thông thường thì giá trị kim ngạch nhập khẩu sẽ luôn được đảm bảo không vượt quá mức kim ngạch xuất khẩu. Bởi xuất khẩu chính là nội lực kinh tế của một quốc gia nhất định.

Kim ngạch là gì

Kim ngạch phân chia thế nào?

Hiện nay kim ngạch sẽ được chia thành 02 loại là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc một quốc gia xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định. Kim ngạch xuất khẩu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc quốc gia trên thị trường quốc tế và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước đang chậm phát triển

Kim ngạch nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc một quốc gia nhập khẩu từ các thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định. Kim ngạch nhập khẩu thể hiện mức độ phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của doanh nghiệp hoặc quốc gia và tác động đến thâm hụt thương mại.

Kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch là gì

Tính cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu sẽ là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.

Cụ thể thì cách tính cán cân xuất nhập khẩu như sau: Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XNK – Giá trị của hàng hóa nhập khẩu

Trong đó:

  • Giá trị hàng hóa xuất khẩu là giá trị của hàng hóa đã được xuất bán ra thị trường quốc tế
  • Giá trị hàng hóa nhập khẩu là giá trị của hàng hóa được nhập từ quốc tế về để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh, buôn bán của người dùng, doanh nghiệp trong nước.
  • Tổng giá trị nhập khẩu lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là nhập siêu.
  • Tổng giá trị nhập khẩu nhỏ hơn tổng giá trị xuất khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là xuất siêu.

Cán cân xuất nhập khẩu được xác định theo số 0, tức là:

  • Mức chênh lệch > 0 thì cán cân sẽ thặng dư
  • Mức chênh lệch < 0 thì cán cân sẽ thâm hụt
  • Mức chênh lệch = 0 thì mới cân bằng

Đơn vị của cán cân xuất nhập khẩu thường được dùng là tỷ USD, tỷ VND,…

Kim ngạch là gì

Cách tính kim ngạch xuất khẩu

Công thức tính kim ngạch xuất khẩu: Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) x 100%

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia:

  • Tạo vốn cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài cho sản xuất trong nước
  • Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
  • Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.
  • Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia.

Để chứng minh cho ý nghĩa của kim ngạch xuất khẩu, cũng như cách tính kim ngạch xuất khẩu, tác giả sẽ có những cung cấp về thực trạng kim ngạch xuất nhập khẩu như sau:

Các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 25,76 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 24,8% tổng lượng hàng đi nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) vẫn chiếm phần lớn với 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%. và chiếm 75,2% tổng số.

Từ tháng 1 đến tháng 4, lĩnh vực công nghiệp nặng và khai khoáng báo cáo mức tăng trưởng cao nhất, tạo ra 57,58 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là các ngành công nghiệp nhẹ và thủ công (27,5%) và nông, lâm nghiệp (8,8%).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%, tiếp theo là EU với 12,6 tỷ USD (tăng 18,1%).

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Hàn Quốc (16,9 tỷ USD), ASEAN (14,1 tỷ USD) và Nhật Bản (7,2 tỷ USD).

Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu

Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu như:

Tình hình xuất khẩu

Nhu cầu của con người luôn thay đổi và không ổn định, chịu tác động của thời gian, kinh tế, thị trường và nhiều yếu tố khác. Do đó, sự thay đổi của các yếu tố xuất khẩu sẽ có tác động khác nhau đến khối lượng xuất nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu là tỷ giá hối đoái. Những thay đổi về tỷ giá này trong một quốc gia có thể có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó.

Đây là 3 nhân tố có tác động lớn nhất đến kim ngạch xuất khẩu, chỉ cần một trong các nhân tố này thay đổi thì cán cân xuất khẩu của một quốc gia sẽ thay đổi. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu còn chịu tác động của một số nhân tố khác.

Logistics

Thực tế cho thấy, quốc gia nào có ngành logistics phát triển chắc chắn lượng xuất khẩu hàng năm sẽ tăng lên. Nhà nước đang khuyến khích và quan tâm đến chiến lược phát triển ngành logistics, đặc biệt là nguồn nhân lực của ngành.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang chi rất nhiều tiền để áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong nước.

Phát triển kinh tế và chính sách thương mại, ngoại thương

Chính sách ngoại giao, chính sách thương mại, thuế suất ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một công ty hay một quốc gia.

Hiện nay, nhiều nước đang thành lập các liên minh kinh tế, khu phi thuế quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên, đây cũng là chính sách đối ngoại tin cậy, cùng có lợi.

Ý nghĩa của kim ngạch nhập khẩu

Như những điều vừa tìm hiểu ở phía trên thì kim ngạch nhập khẩu là gì chính là giá trị thể hiện cho tổng giá trị đối với ngân sách cũng như là các loại chi phí được sử dụng để chi cho hoạt động nhập khẩu. Với định nghĩa này bạn đã có thể thấy được ý nghĩa thiết thực của kim ngạch nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu có thể phản ánh một cách rõ nét về sự phát triển của một quốc gia sẽ như thế nào. Nếu như nhập khẩu cao thì sẽ thấy được quốc gia đó có khả năng đang trong tình trạng thiếu hụt lượng hàng hóa cần thiết.

Giá trị của kim ngạch nhập khẩu được xác định dựa vào các giá trị cụ thể định kỳ theo hàng tháng, quý, năm.

Khi các doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện thống kê đối với kim ngạch nhập khẩu thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm cơ sở để có thể xác định được về tình hình nội lực trong nền kinh tế của quốc gia.

Kim ngạch nhập khẩu luôn luôn được đảm bảo giá trị một cách cụ thể ở mức trung bình, không vượt quá so với kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy mà khi thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thì chính là căn cứ để có thể tiến hành phát triển mạnh đối với nền kinh tế của một quốc gia.

Vai trò của kim ngạch nhập khẩu đối với quốc gia

Kim ngạch nhập khẩu là gì đã được thể hiện rõ từ những giá trị, ý nghĩa của nó đến hàng hóa. Các dịch vụ được thực hiện trao đổi thông qua đường biên giới của các quốc gia với nhau đều có mục đích để sử dụng một cách tốt nhất đối với các nguồn hàng hoá, tiền tệ.

  • Có vai trò làm ổn định sự phát triển mạnh mẽ của những ngành kinh tế của mỗi quốc gia. Nó còn thể hiện được khả năng về mặt sản xuất luôn được đảm bảo, an toàn.
  • Kim ngạch nhập khẩu còn được coi như là giải pháp hiệu quả giúp cho người tiêu dùng hoàn toàn có thể dễ dàng cân bằng được. Nhất là khi kim ngạch nhập khẩu có xu hướng cao lên và có tính chất không ổn định.
  • Có thể thấy được rằng kim ngạch nhập khẩu có vai trò rất lớn trong việc chứng minh được tình hình phát triển của một quốc gia. Đồng thời cũng mang lại cho quốc gia đó một khởi đầu mạnh mẽ, có cơ hội phát triển về nhiều khía cạnh khác nhau.

Kim ngạch là gì

Giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu

Để tăng kim ngạch xuất khẩu, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Đây là giải pháp căn bản, mang tính quyết định đến tăng kim ngạch xuất khẩu. Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, cần tiếp tục mở rộng thị trường sang các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi…

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp Việt Nam với thị trường quốc tế. Để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, cần đổi mới cách thức triển khai, tập trung vào các thị trường mục tiêu, các sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều FTA quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA, cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy định của thị trường các nước nhập khẩu.

Đẩy mạnh phát triển logistics

Logistics là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để nâng cao năng lực logistics, cần tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ, dịch vụ logistics.

Đẩy mạnh sản xuất chế biến

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và đạt được sự cân đối trong cán cân thương mại, việc tăng cường sản xuất và chế biến hàng hóa có giá trị gia tăng cao là rất quan trọng.

Đặc biệt, cần tập trung vào việc chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn và gặp nhiều thách thức như hiện nay. Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu tại Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều xu hướng mới, đặc biệt là giá cả.

Song song đó, chất lượng và các yêu cầu liên quan tới việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, sống xanh, chuỗi cung ứng sạch, bền vững,… cũng được chú ý. Bộ Công Thương cũng dự báo, từ nay đến cuối 2023 và đầu 2024, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ khởi sắc hơn, bởi lúc này nhu cầu thị trường đã tăng lên và tồn kho giảm.

Tổng quan kim ngạch XNK của Việt Nam 2023

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10 năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 61,62 tỷ USD, tăng trưởng 4,1% so với tháng trước và 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 5,9% và nhập khẩu tăng 5,2%.

Điều này dẫn đến cán cân thương mại hàng hóa trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt mức ước tính xuất siêu kỷ lục 4,61 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2023 ước đạt 32,31 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ USD, tăng 5,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,82 tỷ USD, tăng 5,2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 5,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3%.

Trong tháng 10 năm 2023, xuất khẩu của 7 mặt hàng đã đạt tổng kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số đó, có 2 mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch trên 5 tỷ USD, chiếm 33,1%.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là điện tử, máy tính và linh kiện, đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo sau là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, đạt 4,6 tỷ USD, tăng 14,7%. Cuối cùng, mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, tăng 30,7%.

Tổng quan, trong tổng số 34 mặt hàng xuất khẩu chính, có 15 mặt hàng được ghi nhận là tăng so với cùng kỳ năm trước, đây được xem là động lực đưa xuất khẩu đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu

Về kim ngạch nhập khẩu, trong tháng 10/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 29,31 tỷ USD, ghi nhận mức tăng 2,9% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế nội địa đạt 10,36 tỷ USD, tăng 3,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,95 tỷ USD, tăng 2,4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 tăng 5,2%, với khu vực kinh tế nội địa tăng 8,5% và khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,5%

Trong tháng 10 năm 2023, tổng cộng có 4 mặt hàng nhập khẩu với giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng này đã ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm trước. Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,2 tỷ USD, tăng 26,4%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 3,5 tỷ USD, tăng 2,4%, vải đạt 1,2 tỷ USD, tăng 8%.

Ngoài ra, còn có nhiều mặt hàng khác cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao như sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 120 triệu USD, tăng 55,9%. Xăng dầu đạt 815 triệu USD, tăng 44,8%, ngô đạt 398 triệu USD, tăng 35,4%, sắt thép đạt 989 triệu USD, tăng 35,2%. Hạt điều đạt 173 triệu USD, tăng 29,8%, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 500 triệu USD, tăng 24,7%.

Cùng khoảng thời gian này, xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt khoảng 67,1 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu sang EU đạt 23,7 tỷ USD, giảm 12,4%. Xuất siêu sang Nhật Bản đạt 1,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt 317 triệu USD). Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 40,5 tỷ USD, giảm 23,4%. Nhập siêu từ Hàn Quốc ​​đạt 23,4 tỷ USD, giảm 27,6%. Nhập siêu từ ASEAN đạt 6,5 tỷ USD, giảm 38,2%.

Tổng quan, trong 10 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính đạt mức xuất siêu kỷ lục 24,61 tỷ USD, gấp đôi so với mức xuất siêu của cả năm 2022. Trong tổng số này, khu vực kinh tế trong nước dự kiến sẽ nhập siêu 17,99 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) xuất siêu 42,6 tỷ USD.

Trên đây là thông tin về kim ngạch là gì do Epacket Việt Nam tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp các bạn tính được kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như là cán cân thương mại

Nếu quan tâm tới các thông tin trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *