Tiều ngạch là gì? Phương thức vận chuyển của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Giá trị giao dịch của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Hàng hóa của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Thủ tục và thuế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Epacket Việt Nam để nắm thêm thông tin nhé!
Tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa của hai quốc gia có vùng biên giới cạnh nhau, các mặt hàng được xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường là các mặt hàng dân dụng như quần áo, nông sản…với lượng nhỏ và thủ tục cũng dễ hơn chính ngạch.
Phương thức vận chuyển của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Phương thức vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ đối nhập khẩu tiểu ngạch. Lý do là bởi tính chất mua bán của hàng hóa tiểu ngạch. Hàng hóa tiểu ngạch được vận chuyển qua biên giới 2 nước vì vậy sẽ thật thuận tiện tiện và nhanh chóng chi phí lại thấp khi vận chuyển bằng đường bộ. Vậy nên hàng hóa sau khi đã mua và xuất trình kiểm tra sẽ được vận chuyển bằng xe tải là chủ yếu.
Khác với tiểu ngạch, hàng hóa chính ngạch thường có giá trị rất lớn và được vận chuyển qua các cửa khẩu lớn. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm sẽ phải đóng rất nhiều loại phí và thuế để được thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, những mặt hàng khi vận chuyển phải được đảm bảo chất lượng tuyệt đối nên chúng thường được đóng trong những container và được vận chuyển phần nhiều bằng đường tàu biển và đường hàng không. Điều này khiến chi phí thường cao hơn rất nhiều so với tiểu ngạch. Chúng ta có thể thấy chính ngạch như một con cá lớn còn tiểu ngạch thì như con cá bé. Muốn đánh bắt cá lớn nó mang theo giá trị lớn thì cần phương pháp và công cụ đắt tiền hơn chứ không phải một cái cần câu nhỏ để bắt cá bé.
Giá trị giao dịch của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Khi nhập khẩu tiểu ngạch, bạn thường sẽ bị giới hạn số lượng hàng hóa khi nhập. Dựa theo quy định của pháp luật, mỗi lần bạn chỉ được nhập số lượng hàng nhỏ, vì hai nước chỉ cách nhau cái biên giới việc kiểm soát hàng hóa tiểu ngạch chỉ có hạn lượng nhỏ. Nếu buôn bán vận chuyển với số lượng lớn thì bạn nên đi theo con đường chính ngạch.
Khác với tiểu ngạch chỉ được vận chuyển từng lần với số lượng nhỏ còn đối với nhập khẩu chính ngạch thì số lượng hàng hóa bạn nhập cho mỗi lần là không hề giới hạn, nhập hàng với số lượng, chi phí, giá trị của đơn hàng không hạn định. Miễn sao đó là loại hàng hóa mà pháp luật cho phép nhập khẩu có đóng thuế và kiểm định chất lượng đầy đủ. Cũng có thể nói bạn cần nhập khẩu hàng với số lượng lớn cho mỗi lần khi chọn hình thức nhập khẩu chính ngạch.
Hàng hóa của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Các loại hàng hóa này cũng thuộc nhóm những mặt hàng tiêu dùng như quần áo thời trang, mỹ phẩm, nông sản…là những hàng hóa có giá trị thấp do pháp luật qui định vì vậy thuế thấp mà khi qua kiểm quản cũng không cần quá nhiều loại giấy tờ.
Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch là những hàng hóa có chất lượng cao, phần lớn mang tính quốc tế khi mà chúng ta kí kết các hiệp ước kinh tế xuyên lục địa hay đại dương thì hàng hóa của các nước không chỉ ở khu vực có nhu cầu nhập khẩu vào nước ta. Đặc biệt hơn là những mặt hàng nhạy cảm, dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Những loại hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch đều có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng điều này ảnh hưởng đến thuế của từng loại hàng hóa.
Thủ tục và thuế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch:
Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp theo qui định pháp luật.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới bao gồm:
Bước 1: Thủ tục khai hàng.
Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, khi có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải đến Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.
Phải nộp tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ
Phải xuất trình:
- Giấy chứng minh cư dân biên giới
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
Mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn đối với hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình giấy chứng minh cư dân biên giới và hàng hoá để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi. Phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch dựa trên phần vượt đó nếu tổng trị giá những hàng hoá đó vượt định mức miễn thuế. Đối với những trường hợp vượt định mức thuế, Hải quan cửa khẩu dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính cùng lúc thay cả cho tờ khai và biên lai nộp thuế.
Bước 2: Thủ tục kiểm hoá.
- Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải đưa hàng đến cửa khẩu và xuất trình hàng để hải quan kiểm tra.
- Căn cứ vào quy định của Tổng cục Hải quan, tuỳ theo tính chất từng loại hàng cụ thể, trưởng Hải quan cửa khẩu quy định phương pháp kiểm tra cho thích hợp. Việc kiểm hoá phải tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng.
- Cán bộ kiểm hoá đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ có liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hoá.
- Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.
- Việc luân chuyển giấy tờ như sau:
Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.
Trên đây là thông tin về Tiểu ngạch do Epacket Việt Nam đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Công Ty CP Giao Nhận ISO
Địa chỉ Hà Nội: A13 lô 4, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Địa chỉ Tp Hồ Chí Minh: 54/3/8 Bạch Đằng, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 02438 625 625
Điện thoại: 0366 555 888
Email: info@epacket.vn
Website: https://epacket.vn