Telegraphic Transfer là gì? Tại sao hình thứ thanh toán T/T lại là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Khi thanh toán qua hình thức này sẽ có ưu điểm và hạn chế gì? Nhưng người tham gia cần lưu ý gì để tránh rủi ro không đáng có?
Sau đây hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu chi tiết về hình thức Telegraphic Transfer qua nội dung sau nhé!
Telegraphic Transfer là gì?
Telegraphic Transfer hay chuyển tiền bằng điện (thanh toán T/T) là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng sẽ tiến hành chuyển một số tiền cho người thụ hưởng (hoặc bên xuất khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex, dựa trên sự chỉ định của người trả tiền (bên nhập khẩu).
Thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Phương thức này được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi trong hoạt động mua bán và thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, 2 bên đối tác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài, hoặc trong trường hợp công ty mẹ – con.
Telegraphic Transfer gồm những loại nào?
Phương thức thanh toán T/T (Telegraphic Transfer) sẽ bao gồm 3 loại hình cụ thể như sau:
TT in advance (thanh toán trước)
Bên nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền đơn hàng cho bên xuất khẩu trước lúc nhận hàng.
Điều này sẽ tạo thuận lợi cho bên xuất khẩu vì họ sẽ nhận được tiền trước khi giao hàng và sẽ không bị rủi ro hay thiệt hại do bên nhập khẩu chậm trả.
TT in sight (thanh toán ngay khi nhìn thấy)
Bên nhập khẩu sẽ thanh toán bằng điện chuyển tiền cho bên xuất khẩu ngay sau khi nhận được hàng cùng với toàn bộ các chứng từ cần thiết.
Thanh toán theo phương thức này sẽ giúp cho bên xuất khẩu không bị đọng vốn ký quỹ LC và thuận lợi cho bên nhập khẩu vì họ sẽ nhận được hàng trước khi thanh toán.
TT at X day (thanh toán sau một khoảng thời gian xác định)
Theo phương thức thanh toán này, bên nhập khẩu sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu sau một khoảng thời gian xác định cụ thể sau khi nhận được hàng và chứng từ cần thiết.
Thanh toán theo phương thức này sẽ giúp bên nhập khẩu có thời gian để kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán và thuận lợi cho bên xuất khẩu vì họ sẽ nhận được tiền sau khi giao hàng.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán này cũng có thể gây bất lợi cho bên xuất khẩu nếu bên nhập khẩu không thanh toán đúng thời hạn.
Các bên tham gia vào Telegraphic Transfer
Hiểu rõ được vai trò của các bên tham gia trong thanh toán TT sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn khi tiến hành thanh toán theo phương thức chuyển tiền bằng điện TT.
Người chuyển tiền (Importer)
Người yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (Người nhập khẩu, con nợ, người đầu tư…)
Người thụ hưởng (Exporter)
Người nhận số tiền chuyển đến thông qua ngân hàng (người xuất khẩu, chủ nợ…)
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng chuyển tiền đi theo yêu cầu người của người chuyển tiền (Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền)
Ngân hàng thanh toán (Paying Bank)
Ngân hàng nhận tiền từ ngân hàng nước ngoài và thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng theo đúng yêu cầu của người chuyển tiền (thường là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, năm giữ tài khoản của thụ hưởng)
Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán T/T
Nếu doanh nghiệp phó mặc cho ngân hàng khi xử lý thủ tục thanh toán T/T thì đó là một sai lầm. Bởi ngân hàng chỉ làm theo đúng quy định và yêu cầu của người chuyển tiền, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hiểu rõ về thanh toán T/T để tránh những sai sót thiệt hại không đáng có.
Với hình thức thanh toán chuyển tiền bằng điện, ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên trong gian nhận tiền và chuyển tiền đến người nhận theo đúng yêu cầu. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, phía Ngân hàng sẽ không giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của khách hàng
- Thứ hai, bên Ngân hàng không có nghĩa vụ giám sát, theo dõi quá trình thanh toán hàng hóa của người xuất khẩu và nhập khẩu.
Trách nhiệm của người xuất khẩu và nhập khẩu khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng sẽ phải trả phí theo quy định.
Đặc điểm hình thức Telegraphic Transfer
Trong thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán Telegraphic Transfer T/T được nhiều người, nhiều công ty áp dụng. Bởi hình thức này mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội.
Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm của Telegraphic Transfer nhé.
Ưu điểm
Đối với khách hàng
- TT là hình thức thanh toán có thủ tục tương đối đơn giản, dễ dàng, thời gian chuyển tiền nhanh nên thuận tiện cho cả người gửi và người nhận.
- Mặt khác, chi phí thanh toán TT cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với thanh toán L/C, không làm đọng vốn ký quỹ LC cho bên nhập khẩu.
- Trong trường hợp bên nhập khẩu lựa chọn chuyển tiền trả trước cho bên xuất khẩu thì bên xuất khẩu sẽ không gặp phải rủi ro hay thiệt hại khi bên nhập khẩu chậm thanh toán.
- Ngược lại, khi thanh toán trả sau, bên nhập khẩu lại được hưởng lợi do có thể nhận hàng, kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Đối với ngân hàng
Ngân hàng là bên đảm nhận trách nhiệm thanh toán TT nên họ có thể hưởng phí từ hình thức này và không bị ràng buộc bởi thời gian thanh toán cũng như lượng tiền chuyển.
Nhược điểm của hình thức thanh toán TT
Ngoài những lợi ích mà hình thức thanh toán TT mang lại thì nó cũng tiềm ẩn tất nhiều rủi ro cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể như sau:
Việc thanh toán tiền phụ thuộc vào thiện chí của bên nhập khẩu
Trong trường hợp này, bên chịu thiệt sẽ là bên xuất khẩu. Chính vì lý do đó mà hình thức thanh toán t/t chỉ được sử dụng đối với những đối tác có sự tin tưởng và hợp tác với nhau lâu dài.
Bên xuất khẩu không chuyển hàng
Trong trường hợp bên nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh toán trả trước, tức là trả một phần hoặc toàn bộ tiền cho dù chưa nhận được hàng. Như vậy, nếu như bạn chuyển tiền nhưng bên xuất khẩu lại không chuyển hàng hoặc hàng chưa được giao, rủi ro sẽ do bên nhập khẩu gánh chịu.
Bên nhập khẩu không nhận được tiền hoặc nhận chậm
Đối với bên nhập khẩu, họ cũng phải chịu những rủi ro nhất định bởi hình thức thanh toán này. Trong trường hợp, người bán đã chuyển hàng nhưng người mua gặp những khó khăn về mặt tài chính nên họ chưa chuyển tiền. Hoặc trong trường hợp, người mua không hài lòng về món hàng nhận được thì người bán sẽ phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí đóng hàng…
Điều này làm cho quá trình thu hồi vốn chậm lại, ảnh hưởng đến toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Quy trình thanh toán Telegraphic Transfer T/T
Telegraphic transfer là gì bạn đã biết rồi, vậy quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền này là như thế nào, có phức tạp không?
Thông thường thì phương thức chuyển tiền TT sẽ được thực hiện thông qua 4 bước cơ bản.
Bước 1: Chuyển hàng và chứng từ
Bước đầu tiên trong quy trình thanh toán TT đó là bên xuất khẩu đóng hàng, giao hàng kèm theo đó là bộ chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu. Bạn cũng lưu ý trước khi gửi cần phải kiểm tra xem các thông tin về đơn hàng cũng như chứng từ đã chính xác hay chưa, để tránh sai sót nhé.
Bước 2: Yêu cầu ngân hàng chuyển tiền
Sau khi hành và chứng từ đã được gửi, bên nhập khẩu nhận được sẽ tiến hành viết lệnh chuyển tiền đồng thời gửi hồ sơ kèm theo bộ chứng từ đến ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền cho bên xuất khẩu.
Lúc này sẽ có 2 phương thức để bạn có thể lựa chọn đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau.
- Trong trường hợp bạn lựa chọn chuyển tiền trả trước thì hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm: lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu). Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại.
- Nếu như bạn thanh toán bằng hình thức chuyển tiền trả sau, bạn cần chuẩn bị: lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có), tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại.
Bước 3: Ngân hàng thông báo cho bên nhập khẩu
Sau khi ngân hàng đã nhận đủ các giấy tờ cần thiết từ bên nhập khẩu, họ sẽ tiến hành trích tiền cho bên xuất khẩu đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên này.
Bước 4: Chuyển tiền
Cuối cùng, ngân hàng đại lý sẽ tiến hành chuyển tiền trả và báo cáo cho bên xuất khẩu. Quy trình thanh toán TT hoàn thành.
Một số rủi ro khi lựa chọn thanh toán Telegraphic Transfer
Tôi sẽ phân tích rủi do đối với hình thức TT trả trước và Telegraphic Transfer trả sau để bạn đọc thấy rõ hơn khi quyết định nên sử dụng hình thức nào:
Nếu sử dụng T/T trả trước toàn bộ
- Rủi ro sẽ đẩy về phía người mua hàng vì phải ứng tiền trước trong khi không biết tình trạng hàng hóa thế nào, người bán có thể nhận tiền không giao hàng, giao hàng chậm hoăc làm hàng kém chất lượng.
- Nếu TT trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người bán bị ném 1 chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0
- TT trả trước người bán có thể chịu những rủi do về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỉ giá là bao nhiêu trong hợp đồng.
Quản trị rủi ro
Không nên sử dụng TT 100% trước toàn bộ hợp đồng, nếu đơn hàng gấp hợp đồng giá trị nhỏ có thể áp dụng tuy nhiên vẫn phải tìm hiểu rất kỹ về nhà cung cấp của mình.
Văn bản hợp đồng phải có các điều khoản chặt chẽ liên quan tới việc người bán giao hàng không đúng tiến độ, hoặc hàng thiếu, sai quy cách.
Chỉ nên áp dụng TT trả trước từng phần có nghĩa là trả trước 40% phần còn lại thanh toán bằng hình thức khác theo thỏa thuận.
Nếu sử dụng T/T trả sau
Nếu áp dụng hình thức này thì người xuất khẩu cầm chắc phần thiệt, chẳng khác gì bán hàng cho nợ. Khổ lỗi là không cho nợ thì không bán được hàng, việc trả tiền lúc này phụ thuộc vào lòng tốt và uy tín của người mua hàng.
Những rủi ro thấy trước mắt khi sử dụng TT trả sau bạn cần biết:
- Người nhập khẩu nhân hàng nhưng không trả tiền hoăc cố tình kéo dài thời gian thanh toán
- Lấy ly do hàng kém chất lượng để ép giá nhà cung cấp
- Bên nhập khẩu không nhận hàng, mất mất chi phí vận chuyển hàng về
- Tình trạng hàng tồn, bán tháo hàng rất dễ gặp phải khi sử dụng TT trả sau
Như vậy, phương thức thanh toán điện chuyển tiền TT có những ưu điểm và hạn chế nhất định, để quan trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tốt nhất không nên dùng 1 hình thức thanh toán mà các bên cần áp dụng phương thức thanh toán khác nhau để đảm bảo an toàn cho 2 bên mua bán.
Quản trị rủi ro
Một vài gợi ý về việc áp dụng hình thức thanh toán khác kết hợp với thanh toán TT bạn có thể tham khảo trong giao dịch:
- Pa1: TT trước 40% , 60% TT trả sau 15 ngày từ khi nhận hàng, phát hành hối phiếu bởi ngân hàng uy tín từ bên nhập khẩu
- Pa2: TT trước 30%, 70% còn lại sử dụng hình thức thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang
- Pa3: TT trước 30% L1, Lần 2: L/C: 30% trả ngay không hủy ngang, L3: TT trả sau 30 ngày từ khi nhận hàng.
Để biết nên sử dụng hình thức thanh toán TT như thế nào doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố liên quan như:
- Giá trị hợp đồng
- Tính chất của giao dịch cần giao hàng gấp hay hàng không gấp
- Tìm hiểu về mức độ tin tưởng của đối tác
- Kiểm tra thật kỹ tính uy tín của ngân hàng phát hành thông báo từ phía nhà nhập khẩu.
Trên đây là thông tin về Telegraphic Transfer là gì? do Epacket Việt Nam đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn nắm được hình thức thanh toán TT và có giải pháp phù hợp.
Nếu quan tâm tới các tin tức về lĩnh vực Logistics và thanh toán khác thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: