Forwarder là gì? Nghề Freight Forwarder có vai trò gì trong xuất nhập khẩu?

Forwarder là gì? Freight Forwarder có vài trò gì trong lĩnh vực Logistics? Hiện nay số lượng việc làm liên quan đến nghề Forwarder rất nhiều, tuy nhiên nguồn nhân lực đủ điều kiện và đáp ứng được chuyên môn chưa nhiều.

Đây là thị trường việc làm lớn, nếu bạn mới tìm hiểu và chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này, bạn nên nắm rõ để hiểu hơn thực tế: “Forwarder là gì?”.

Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Forwarder là gì

Forwarder là gì?

Forwarder hay Freight Forwarder là thuật ngữ chỉ cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Forwarder đóng vai trò là đơn vị trung gian tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, hoặc gom hàng từ nhiều nguồn hàng nhỏ, rồi sắp xếp chúng thành một lô hàng lớn.

Forwarder là bên sẽ nhận hàng từ tay 1 chủ hàng (trường hợp chỉ có duy nhất 1 FWD), hoặc gom hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau thành một lô hàng lớn, sau đó thuê hãng vận chuyển (hãng tàu/hãng hàng không) để vận chuyển hàng, và giao đến tay người nhận hàng theo hợp đồng.

  • Tuyến hàng cung cấp dịch vụ của Forwarder: Hàng nội địa và hàng quốc tế, tuy nhiên, trong nước người ta chỉ dùng thuật ngữ “người vận chuyển” do vậy nên nhiều người hiểu nhầm Forwarder chỉ làm hàng quốc tế.

Nghề Freight Forwarder là gì?

Nghề Freight Forwarder sẽ không chỉ giới hạn 1-2 việc chính, mà bao gồm nhiều công việc khác nhau phát sinh từ công ty Forwarder.

Thông thường, nếu bạn làm việc trong công ty nhỏ, bạn có thể phải làm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, nếu phân chia rõ ràng thì một doanh nghiệp sẽ chia thành các vị trí công việc tùy theo dịch vụ cung ứng.

Dịch vụ của công ty Freight Forwarder

Hiện nay các công ty Forwarder không chỉ giới hạn dịch vụ chỉ chuyên về vận chuyển hàng hóa, mà bao gồm nhiều dịch vụ khác như:

  • Cước vận tải quốc tế, xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ,…
  • Thủ tục hải quan, khai thuê hải quan và đại lý thủ tục hải quan, hầu hết các loại hình như Kinh doanh, đầu tư, gia công,…
  • Cung cấp dịch vụ liên quan đến chứng từ như C/O, Bill, giấy phép, Kiểm dịch,…
  • Vận tải nội địa, cross border, …
  • Dịch vụ kho bãi
  • Tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ
  • Khác

Forwarder là gì

Các công việc trong công ty Forwarder

Với nghề Freight Forwarder thì các bạn sẽ có nhiều vị trí công việc khác nhau:

Nhân viên Sales Forwarder

  • Đây là vị trí thường xuyên làm việc với khách hàng: Liên hệ, hỗ trợ, tư vấn, báo giá,…
  • Yêu cầu công việc: Nắm rõ các kỹ năng như: Giao tiếp, thuyết trình, nắm bắt tâm lý khách hàng, telesales,…Ngoài ra bạn nên biết thêm tiếng anh để hỗ trợ khách hàng nước ngoài.

Nhân viên chứng từ

  • Soạn và phân loại chứng từ, áp dụng chứng từ và báo lại các bên liên quan,…
  • Yêu cầu công việc: Hiểu rõ về chứng từ, hiểu rõ các quy định liên quan đến các hoạt động XNK – logistics,… Vì mỗi sai sót đều phải trả giá bằng tiền, do vậy, vị trí này yêu cầu bạn phải thật cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ,…

Nhân viên giao nhận

  • Làm việc với hải quan, hãng tàu, giao nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan,…
  • Yêu cầu công việc: Công việc này yêu cầu sức khỏe tốt, ưu tiên nam, hiểu rõ công việc, linh hoạt khi làm việc với các cơ quan khác,…

Tại sao cần Forwarder khi xuất nhập khẩu?

Theo nguyên tắc, thì chủ hàng chỉ cần liên hệ hãng tàu, gửi hàng và bên hãng tàu vận chuyển đến điểm đích, vậy tại sao lại cần Forwarder?

Nói thì đơn giản, nhưng để thực hiện thì rất khó

Ví dụ:

  • Bạn chỉ gửi một lô hàng nhỏ, hoặc nhiều hàng lẻ khác nhau, và số lượng không đủ đáp ứng một container, thì bạn phải tự liên hệ các chủ hàng khác, và gom hàng lại.
  • Sau đó, bạn phải mặc cả với hãng tàu, vì chi phí hàng lẻ sẽ cao hơn và không có mức ưu đãi đối với số lượng hàng lớn. Điều này mất rất nhiều thời gian, và cần các mối quan hệ khác nhau.
  • Lý do chính mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường thuê thêm Forwarder là để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
  • Forwarder là đơn vị chủ động làm việc với hãng tàu, với hải quan, có thể nhờ các mối quan hệ và số lượng hàng lớn mà có mức phí ưu đãi hơn.
  • Họ chuyên về vận chuyển, do vậy, dễ dàng nắm được các tuyến đường vận chuyển tốt nhất như thời gian vận chuyển nhanh nhất, giảm thiểu các local charge tại các cảng hoặc vùng lãnh thổ, …

Forwarder là gì

Vai trò của Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu

Forwarder thực chất là “Cò” trung gian giữa các bên để ăn tiền chênh lệch. Biết vậy nhưng tại sao chủ hàng vẫn tìm đến những Forwarder mà không tự làm để tiết kiệm chi phí cho mình?

Xuất nhập khẩu hàng hóa không hề đơn giản như việc giao nhận, mua bán hàng hóa trực tiếp mà chúng ta vẫn làm hàng ngày. Đó là lí do các chủ hàng cần Freight Forwarder nếu muốn quá trình vận chuyển hàng hóa của mình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Quy trình thông quan hàng hóa tại các cảng, ga tàu đòi hỏi bên bán và bên mua phải thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp. Sẽ rất mất thời gian nếu chủ hàng phải thực hiện nó một mình, ảnh hưởng đến tiến độ không giao kịp lô hàng đáp ứng nhu cầu của khách.

Freight Forwarder chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệp sẽ đưa lô hàng của chúng ta đến đích nhanh hơn, thuận lợi hơn rất nhiều.

Hơn nữa khi bạn lựa chọn Freight Forwarder sẽ được đảm bảo:

  • Xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Forwarder sẽ hiểu rõ các bước cần xử lý cho những lô hàng xuất nhập khẩu giúp hàng hoá được giao đúng tiến độ.
  • Forwarder có thể liên kết với mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn hơn chủ hàng. Điều này giúp họ có thể chọn được phương án vận chuyển và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. Nếu không, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để làm điều này đấy.
  • Nhờ vào mối quan hệ rộng đó, họ có thể thương lượng và nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng vận chuyển. Điều mà hầu như bạn sẽ không dễ dàng tự thực hiện được và đôi khi dễ bị “hố” khi mặc cả cước phí nếu bạn không rành.
  • Tiết kiệm chi phí cho chủ hàng lẻ. Forwarder không những là trung gian vận chuyển mà còn hỗ trợ rất nhiều đối với các chủ hàng đi hàng lẻ.
    Với số lượng hàng ít bạn sẽ phải trả mức phí khá cao nếu liên hệ trực tiếp với hãng đấy. Lúc này, Forwarder là người đứng ra gom hàng lẻ để đóng container giúp chủ hàng tiết kiệm khá nhiều chi phí.
  • Hỗ trợ chủ hàng làm việc với nhà vận chuyển quốc tế để quá trình giao nhận hàng hoá diễn ra nhanh chóng và đúng kế hoạch.

Logistics và Freight Forwarding khác nhau gì?

Hiện nay 2 cụm từ Freight Forwarder và Logistics vẫn hay được hiểu như nhau bởi lẽ chưa có khái niệm thống nhất về hai loại hình dịch vụ này.

  • Về cơ bản Freight Forwarder hay giao nhận vận tải chuyên về dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm khác nhau bằng nhiều phương thức vận chuyển.
  • Còn Logistic lại bảo gồm cả vận chuyển hàng hóa, lưu khó, quản lý hàng tồn kho,… và đôi khi một số đơn vị còn cung cấp cả dịch vụ Freight Forwarder nữa.

Thường thì Logistics sẽ làm luôn cả mảng Forwarder cung cấp một số dịch vụ vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt.

Forwarder là gì

Chọn forwarder tốt như thế nào?

Nếu bạn là nhà xuất nhập khẩu, hay các công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa, thì việc lựa chọn công ty forwarding phù hợp cũng rất đáng lưu tâm.

Trước hết, việc đầu tiên là phải tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty này có thể tìm trên internet, tại các danh bạ công ty, các trang vàng, các hiệp hội giao nhận (chẳng hạn ở Việt Nam là VIFFAS), hoặc qua quan hệ cá nhân, giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp. Khi đã có một danh sách các forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất.

Một số tiêu chí để lựa chọn Forwarder:

  • Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không.
  • Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn.
  • Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không. Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu.
  • Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…
  • Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C

Làm sao để trở thành forwarder có dịch vụ tốt nhất?

Công việc forwarder tại Việt Nam đang dần trở thành xu hướng. Do vậy, xu hướng cạnh tranh đang trở nên căng thẳng hơn xưa khá nhiều.

Vậy bạn cần các yêu cầu gì để có thể là một freight forwarder có dịch vụ tốt nhất?

Về kiến thức

Không phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp. Một số nhà tuyển dụng còn ưu tiên những bạn có kinh nghiệm thực tế hơn.

Tuy nhiên, sở hữu bằng cấp là cơ hội giúp bạn có cơ hội làm việc ở vị trí có trình độ cao hơn, hoặc được tham gia các chương trình đào tạo sau đại học do nhà tuyển dụng lớn cung cấp.

Bạn có thể trang bị các kiến thức về các ngành sau để dễ dàng tìm việc làm Forwarder hơn:

  • Kế toán hoặc tài chính
  • Kinh doanh hoặc quản lý
  • Kinh tế học
  • Địa lý
  • Ngoại ngữ
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Vận chuyển, phân phối hoặc hậu cần.

Về kỹ năng

Ngoài kiến thức và bằng cấp, kỹ năng cần thiết để làm nghề freight forwarder là gì? Sau đây là một số kỹ năng bạn nên tham khảo:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
  • Khả năng làm việc theo nhóm khéo léo
  • Kiến ​​thức địa lý tốt
  • Tính linh hoạt và khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi
  • Khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt khi làm việc dưới áp lực
  • Độ chính xác và chú ý đến từng chi tiết
  • Kỹ năng tin học và tính toán

Nếu bạn có kỹ năng ngôn ngữ, bạn có nhiều khả năng được làm việc ở nước ngoài.

Các vị trí công việc ngành Freight Forwarder

Vậy muốn theo đuổi nghề Forwarder thì có những vị trí công việc nào?

  • Nhân viên sale cước: Vị trí này giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn các dịch vụ của công ty và hỗ trợ khách hàng về cước phí, tuyến đường, lịch trình tàu của đơn hàng mình phụ trách cho khách hàng.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ của công ty, tình trạng đơn hàng,…
  • Nhân viên chứng từ (Document Staff): Họ là những người chịu trách nhiệm chính về chứng từ xuất nhập khẩu. Họ đảm nhiệm công việc thu thập, bổ sung hồ sơ chứng từ có liên quan để giúp hàng hoá thông quan
  • Nhân viên thông quan phụ trách việc khai báo hải quan, đảm bảo rằng hàng hoá sẵn sàng để vận chuyển cho khách hàng thuận lợi nhất.
    Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu hay còn gọi là nhân viên vận hành xuất nhập khẩu. Họ đảm nhận việc book tàu, chịu trách nhiệm tập kết hàng ở cảng và kho hàng lẻ, cập nhật tình hình thông quan hàng hoá và tiến độ giao hàng cho khách hàng.
  • Nhân viên quản lý vận tải đường bộ: Vị trí này phụ trách các công tác quản lý, điều hành các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như xe tải, xe container, tập kết hàng, bốc dỡ hàng,…

Trên đây là thông tin về Forwarder là gì do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghề Freight Forwarder là gì?

Nếu quan tâm tới các thông tin khác trong lĩnh vực vận chuyển hãy theo dõi bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *