CO là gì trong xuất nhập khẩu? CO Form E là gì? Để có thể xuất nhập khẩu được hàng hóa thì CO là một trong những giấy tờ không thể thiếu. Vậy CO là gì? Các hồ sơ xin cấp CO cần những giấy tờ gì?
Hãy tham khảo ngay bài viết này của Epacket Việt Nam để được giải đáp hết những thắc mắc trên.
CO là gì trong xuất nhập khẩu?
CO (certificate of original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ. CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
CO Form E là gì?
CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định thương mại hàng hóa ACFTA giữa ASEAN – Trung Quốc, xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này. Hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam mà dùng CO form E thường là có nguồn gốc Trung Quốc.
Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …).
Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.
Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,.…
CO có công dụng là gì?
Giấy CO là điều kiện cần để tiến hành xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài. Bên cạnh đó, trong quá trình thông quan hàng hoá, CO còn có thể giúp bên mua hoặc bên bán được hưởng lợi ích, ưu đãi theo quy định mà các bên đã ký kết.
Như vậy, có thể nói, mục đích của CO là:
- Là chứng từ quan tọng nhằm hoàn thành thủ tục để lô hàng được xuất khẩu đến các quốc gia khác.
- Ưu đãi thuế quan: khi xác định được xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường khác. Việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – xúc tiến thương mại.
- CO sẽ quyết định xem lô hàng đó có đủ điều kiện để nhập khẩu vào một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hay không.
Vai trò của CO trong cán cân thương mại
Vai trò quan trọng của C/O trong kinh doanh quốc tế là điều không thể phủ nhận. Đây là giấy tờ mang giá trị pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thuộc nước xuất khẩu.
Ngoài việc xác định nguồn gốc, C/O còn mang những ý nghĩa khác.
Vai trò khác của C/O được thể hiện dưới đây:
- Thống kê thương mại: Vì mỗi loại hàng hóa sẽ có lượng giới hạn kim ngạch nhất định, nên nhờ vào C/O mà các quốc gia có thể xác định được lượng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hóa. Từ đó mà đề ra các chính sách phát triển, chính sách xúc tiến thương mại hiệu quả hơn.
- Đảm bảo quy chuẩn quốc tế về nhãn mác, bao bì.
- Hưởng ưu đãi thuế quan: Các doanh nghiệp có thể xác định được các ưu đãi sẽ được hưởng khi xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Từ đó mà có thể đưa ra giá cả, chi phí, giấy tờ, phương án đàm phán phù hợp.
- Giảm tình trạng bán phá giá và đội giá: Nhờ việc xác định được xuất xứ của từng mặt hàng, mà nhà nước có thể xác định chính xác nơi đã sản xuất hàng hóa đó. Đi kèm đó, nhà nước cũng có thể tìm hiểu các chính sách về giá cả, các quy định liên quan khi nhập khẩu. Nhờ vậy, thị trường trong nước có thể tránh trường hợp hàng hóa có giá cả quá cao hoặc quá thấp, giảm thiểu tổn thất với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
- Thúc đẩy thương mại giữa các nước.
Các loại giấy chứng nhận CO hiện nay
Hiện nay, có các loại CO sau:
CO ưu đãi
CO ưu đãi sẽ gồm các nhóm:
- CO form A: Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- CO form D: Hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- CO form E: Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưỡng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
- CO form S: Hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
- CO form AK: Hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2).
- CO form AJ: Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưỡng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).
- CO form GSTP: Hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSPT.
- CO form B: Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
- CO form ICO: Cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
- CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
- CO form Mexico: Cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
- CO form Venezuela: Cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
- CO form Peru: Cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
- C/O mẫu AANZ là loại C/O ưu đãi cung cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Australia và New Zealand.
- C/O mẫu AI là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên trong hiệp định thương mại đa phương AIFTA.
- C/O mẫu AHK là C/O áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu đi Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước trong khối ASEAN.
- C/O mẫu RCEP là mẫu C/O của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
- C/O mẫu CPTPP là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP.
- C/O mẫu VK (trong nhiều trường hợp có thể gọi là C/O mẫu KV vẫn được công nhận) là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc.
- C/O mẫu VJ là C/O dùng thường xuyên trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
- C/O mẫu VC là một mẫu C/O chứng nhận xuất xứ ưu đãi thuế quan trong hiệp định thương mại đa phương của ASEAN và Trung Quốc.
- C/O mẫu VN – CU được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Cuba.
CO không ưu đãi
CO không ưu đãi sẽ được tính theo các mức thuế thông thường. Đây là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa.
Các loại CO không ưu đãi bao gồm:
- C/O cà phê: Dành riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu đi các nước.
- C/O dệt may( C/O form T): Sử dụng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu đi các nước EU.
- Các loại C/O khác.
CO do cơ quan nào cấp
Tại Việt Nam, hiện nay có 2 cơ quan có thẩm quyền sau được quyền cấp phát CO là:
Bộ công thương
Căn cứ theo quy định Điều 31 Nghị định 31/2018/NĐ-CP:
“Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
- Ban hành quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu.
- Hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân và nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Ban hành quy chế về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Tổ chức đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
- Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế“.
Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI
Vietnam Chamber Of Commerce and Industry cấp phát các form còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát CO.
Đối tượng áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:
Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:
- Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:
- Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
- Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy các đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chủ yếu là các doanh nhân kinh doanh buôn bán, các thương nhân, thương lái.
Sở dĩ như vậy là vì những đối tượng này là những đối tượng có công việc liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh là hàng hóa. Việc đáp ứng và đảm bảo về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yêu cầu tất yếu theo đúng quy định pháp luật.
Các nội dung có trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Với mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:
- Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ hoặc cũng có thể là nước xuất khẩu. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ
- Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nội dung này thể hiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng
- Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…..
- Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao gì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển
- Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa..
- Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất khẩu
Đăng ký Hồ sơ thương nhân và Hồ sơ đề nghị cấp C/O
Đối với những doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O thì phải có Đăng ký Hồ sơ thương nhân và Hồ sơ đề nghị cấp C/O.
Đăng ký Hồ sơ thương nhân gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (nếu có).
Hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ;
- Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh: 01 bản gốc và 03 bản sao;
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người đề nghị cấp C/O có thể nộp sau chứng từ này nhưng không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày cấp C/O;
- Và một số giấy tờ khác nếu cơ quan cấp C/O xét thấy cần thiết như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.
Các tổ chức cấp C/O gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan được ủy quyền.
Thời hạn: Thời hạn cấp C/O không quá 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Lưu ý:
- Trong trường hợp cần thiết, tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật với các C/O đã cấp trước đó.
- Trong những trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng của Người đề nghị cấp C/O, C/O có thể được cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không vượt quá một (01) năm tính từ ngày giao hàng đến ngày cấp thực tế và phải ghi rõ: “ISSUED RETROACTIVELY” (cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng) lên C/O.
Những điểm lưu ý khi làm CO
Hồ sơ xin cấp CO:
- Bộ hồ sơ đề nghị cấp CO bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp CO (được khai hoàn chỉnh và hợp lệ).
- Mẫu CO (bao gồm 1 bản gốc và 3 bản sao).
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền + dấu sao y bản chính).
- Invoice.
- Vận đơn.
- Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa: chứng từ mua bán; ủy thác xuất nhập khẩu; định mức hải quan (nếu có); bảng kê khai nguyên liệu sử dụng; chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu; quy trình sản xuất tóm tắt; giấy kiểm định.
Thủ tục cấp CO:
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân
- Trong trường hợp, lần đầu tiên nộp đơn đề nghị cấp CO, người đề nghị cấp CO cần phải nộp các giấy tờ sau:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao y công chứng).
- Danh mục các cơ sở sản xuất.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
- Sau khi tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ, cán bộ sẽ gửi thông báo trong các trường hợp:
- Được cấp CO và báo rõ thời gian cấp.
- Gửi đề nghị bổ sung chứng từ.
- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ.
- Từ chối cấp CO trong các trường hợp theo pháp luật quy định.
Bước 3: Trả giấy chứng nhận xuất xứ CO
Thông báo về in các mẫu C/O ưu đãi trên giấy A4 thông thường
Ngày 10/10/2022 Bộ Công Thương có Thông báo 257/TB-BCT về việc thương nhân đề nghị cấp một số loại C/O ưu đãi có thể tải mẫu C/O và tự in trên giấy A4 thông thường từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys).
Theo Thông báo 257/TB-BCT, để tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, từ ngày 15/10/2022 thương nhân đề nghị cấp một số loại C/O có thể tải mẫu C/O và tự in từ Hệ thống eCoSys tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn.
Các loại C/O mà thương nhân có thể tự in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO bao gồm: mẫu D, AANZ, AK, AI, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VK, VJ, VC, VN-CU và S.
Trong thời gian chuyển tiếp, kể từ ngày 15/10/2022 đến hết ngày 15/4/2023, thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng mẫu C/O của các loại trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân.
Bộ Công Thương đã thông báo tới cơ quan có thẩm quyền của các nước đối tác FTA về nội dung nêu trên. Nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, thương nhân liên hệ Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Điện thoại: 024.2220.5361/5444/2468; thư điện tử: xnk-xxhh@moit.gov.vn) để kịp thời xử lý.
Thông báo 257/TB-BCT được ban hành ngày 10/10/2022.
Trên đây là thông tin về CO là gì trong xuất nhập khẩu và các thông tin liên quan đến lĩnh vực Logistics do Epacket Việt Nam đang cung cấp cho các bạn.
Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn.
Có thể bạn quan tâm: