Container là gì? Các thuật ngữ về Cont trong vận chuyển hàng hóa

Container là gì? Hàng Container có đặc điểm thế nào? Các thuật ngữ khác về Container trong thực tế hiện này gồm những gì? Container được sử dụng khá phổ biến hiện nay để làm thùng chứa hàng hóa và nó là sản phẩm không thể thiếu trong ngành vận tải, công nghiệp.

Những thùng container giúp cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa được an toàn và tiện lợi góp phần đẩy mạnh thương mại công nghiệp toàn cầu.

Vậy container là gì? Có những loại container nào hiện nay trên thị trường? Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.

Container là gì

Container là gì?

Container thường được gọi tắt là “công” hay “cont” là một thùng thép có kích thước lớn hình hộp chữ nhật bên trong rỗng và có cửa mở thiết kế chốt để đóng kín. Container có khả năng chịu lực cực kỳ tốt và có nhiều kích thước khác nhau. Vỏ của thùng container thường có màu xanh hoặc màu đỏ tuy nhiên cũng có thể xuất hiện một số màu sắc khác tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhà sản xuất.

Container còn được biết với nhiều tên khác, như: Container chở hàng, Container ISO, Container đường biển hoặc Hộp Conex.

Container có khả năng chịu lực rất tốt và có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp cho nhiều nhu cầu vận chuyển hàng hóa khác nhau.

Container đa phương thức là phương tiện lưu trữ được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn để vận chuyển hàng hóa qua nhiều phương thức khác nhau. Container có thể được sử dụng trên tàu biển, xe lửa, xe tải… mà không cần sắp xếp lại hàng hóa ở bên trong.

Container được sử dụng để lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu/ sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn trong hệ thống vận tải hàng hóa liên phương thức bằng container toàn cầu.

Container được sử dụng rất phổ biến hiện nay và là sản phẩm không thể thiếu trong ngành vận tải container. Container giúp cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa được an toàn và tiện lợi góp phần đẩy mạnh phát triển ngành vận tải và thương mại toàn cầu.

Hàng Container là gì?

Hàng hóa vận chuyển bằng container thường là các mặt hàng có kích thước lớn hoặc hàng hóa bình thường được vận chuyển số lượng lớn. Trong một số trường hợp, hàng hóa nhỏ lẻ cùng loại được ghép chung vào một container để vận chuyển.

Hàng container được vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau, bao gồm đường biển, đường hàng không, đường sắt, và đường bộ.

Lịch sử ra đời của Container

Malcom Purcell McLean (sinh năm 1913) được cho là người đã phát minh ra Container vào khoảng những năm 1935 tại New Jersey – Hoa Kỳ. Với ý tưởng ban đầu là ông ngồi chờ lấy hàng tại những toa tàu tốn kém nhiều thời gian, ông sáng kiến tại sao người ta ko dỡ nguyên 1 toa tàu, từ đó container ra đời.

  • Nhưng lúc đó chưa sử dụng trên đường thuỷ.
  • Lịch sử của container trải qua rất nhiều giai đoạn.
  • Sau khi quân đội Anh và quân đội Mỹ dùng vận chuyển hàng hoá bằng tàu thuỷ trong chiến tranh thế giới, thì lúc này container mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Ngày nay, có đến 90% hàng hoá được vận chuyển bằng container, có thể nói container là một trong những yếu tố của cuộc cách mạng logistics.

Các thuật ngữ khác về Container

Sau đây là một vài thuật ngữ phổ biến về Container như:

Cont 40 hq là gì?

Cont 40 hq là viết tắt của container 40 feet high cube, có nghĩa là container 40 feet cao. Đây là loại container có kích thước 40 feet (12 mét) chiều dài, 8 feet (2,4 mét) chiều rộng và 9 feet 6 inch (2,9 mét) chiều cao. Cont 40 hq có dung tích lớn hơn cont 40 feet thường (DC) khoảng 10%, tương đương 76,4 m3.

Cont 40 hq được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng nhẹ hoặc trung bình, chẳng hạn như đồ nội thất, hàng điện tử, máy móc, thiết bị, v.v. Loại container này cũng được sử dụng làm kho chứa đồ cho các doanh nghiệp.

Cont 40 HC là gì?

Container 40 hc được hiểu là loại container 40 feet (High cube) cao hơn so với container 40 DC (thường) 1 feet khoảng 30cm dùng để chứa những mặt hàng cồng kềnh. Loại cont này có thể vận chuyển hàng hóa đi mọi nơi trên thế giới. Và chúng còn được sử dụng rộng rãi làm kho chứa đồ cho các doanh nghiệp.

Cont Flat rack (FR) là gì?

Flat rack container (Cont FR) hay còn gọi là cont mặt bằng, loai cont này không co các vách, không có mái che và chỉ có mặt sàn bằng phẳng là một loại container chuyên dụng để vận chuyển những kiện hàng có kích thước lớn, máy móc siêu trường, siêu trọng. Những loại hàng hóa này không thể vận chuyển bằng xe container thông thường. Điểm khác biệt lớn nhất của container flat rack so với các loại container thông thường đó là nó được trang bị đế sàn bằng thép siêu dày, có thể chịu được tải trọng lớn.

Ngoài ra, loại container này chỉ có phần chắn ở đầu và cuối mà không có thanh chắn ở 2 bên hay trên nóc. Đặc biệt, những thanh chắn này cũng có thể gập xuống và tạo thành mặt phẳng để đặt những kiện hàng vượt quá kích thước của những chiếc container thông thường.

Container DC là gì?

Container DC là viết tắt của Dry container tức là container khô là loại cơ bản nhất, viết tắt là 20’DC hoặc 40’DC. Loại này sử dụng để đóng gói hàng hoá khô, nặng, thể tích nhỏ như: gạo, bột, xi măng, sắt, thép…

Container GP là gì?

Container GP là viết tắt của container general purpose, có nghĩa là container đa năng. Đây là loại container phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa khô, không bị ảnh hưởng bởi nước và ẩm ướt. Container khô GP có kích thước tiêu chuẩn cũ là bề ngoài cao 259,08cm và chiều cao bên trong là 238,44cm.

Container GP có kích thước tiêu chuẩn là 20 feet (6 mét) chiều dài, 8 feet (2,4 mét) chiều rộng và 8 feet 6 inch (2,6 mét) chiều cao. Dung tích của container GP là 33,1 m3.

Container HC là gì?

Container HC là viết tắt của Container High Cube tức là cont cao. Đây là loại container có kích thước giống với container GP, nhưng chiều cao lớn hơn 1 feet (30 cm). Container HC có dung tích lớn hơn container GP khoảng 10%, tương đương 76,4 m3.

Cont NOR là gì?

Container NOR là viết tắt của Non-Operating Reefer có nghĩa là container lạnh nhưng không cắm điện. Trong một số trường hợp, cont NOR còn được gọi là RAD (Reefer As Dry). Việc sử dụng cont NOR đang được xem là một giải pháp tối ưu khi tình trạng vỏ cont khan hiếm xảy ra. Thường thì khi cont lạnh được vận chuyển đến cảng đích, và nhu cầu cont lạnh theo chiều ngược lại thấp sẽ dẫn đến mất cân bằng container.

Cont RF là gì?

Cont RF là viết tắt của Reefer Container, dịch ra tiếng Việt nôm na là lạnh hơn. Về Container lạnh, đây là một trong những loại Container thuộc loại container nhiệt- Thermal container. Loại container này thường được sử dụng để vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống hoặc các loại thuốc y tế.

Cont 20 DC là gì?

Cont 20 DC là viết tắt của container 20 feet dry container, có nghĩa là container khô 20 feet. Đây là loại container phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa khô, không bị ảnh hưởng bởi nước và ẩm ướt.

Cont 40ft là gì?

Container 40 feet là loại container dùng để chứa những mặt hàng cồng kềnh, nó có thể chứa được tầm 70 khối (CBM) và thiết kế kỹ thuật cho phép nó có thể chứa tới 30 tấn. Tùy thuộc vào quy định giới hạn trọng lượng chứa hàng mà container 40′ luôn có sức chứa tối thiểu và tối đa.

Cont 20ft là gì?

Cont 20ft hay Container 20 feet là loại container có kích thước tiêu chuẩn Chiều dài 6.058m, chiều rộng 2.438m, chiều cao cont 20 là 2.591m. Bên cạnh đó, các kích thước bên trong với chiều dài cont 20 là 5.905m, chiều rộng 2.350m, chiều cao 2.381m với trọng lượng bản thân (hay còn gọi tự trọng ) tối đa chỉ 2,25 tấn.

Cont lạnh ký hiệu là gì?

Cont lạnh ký hiệu là RE (Reefer): là container lạnh.

Container 20 DV là gì?

Container 20 DV là viết tắt của container 20 feet dry van, là một loại container vận tải có kích thước tiêu chuẩn là 20 feet (6 mét) chiều dài, 8 feet (2,4 mét) chiều rộng và 8 feet 6 inch (2,6 mét) chiều cao. Dung tích của container 20 DV là 33,1 m3.

Container 20 DV có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển do không cần thêm cửa ở phía trước. Tuy nhiên, loại container này cũng có nhược điểm là khó khăn trong việc xếp dỡ hàng hóa từ phía trước.

Container OT là gì?

Container Open Top viết tắt là OT, hay còn gọi là container hở mái hoặc container mở nóc là loại cont không có nóc, thay vì cont bình thường nóc được thiết kế bằng thép thì loại này dùng tấm bạt để che, chuyên dùng để chở hàng hóa có kích thước lớn cồng kềnh không xếp được vào qua cửa container như máy móc, thiết bị hoặc gỗ có thân dài, kiện kính, đa tảng, thiết bị xây dựng…

ISO Container là gì?

Container ISO là một loại container vận tải được thiết kế để chở hàng trên nhiều phương tiện khác nhau như tàu biển, đường sắt và xe tải mà không cần dỡ hàng ra. Container ISO được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và có kích thước và trọng tải tiêu chuẩn.

Cont 40 GP là gì?

Container 40 GP là viết tắt của container 40 feet general purpose, có nghĩa là container khô 40 feet. Đây là loại container phổ biến thứ hai sau container 20 FT, được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa khô, không bị ảnh hưởng bởi nước và ẩm ướt.

Cont RQ là gì?

Cont RQ là viết tắt của container refrigerated, có nghĩa là container lạnh. Đây là loại container được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, chẳng hạn như thực phẩm, hoa tươi, dược phẩm, v.v.

Container có cấu tạo thế nào?

Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm container nội dung tiếp theo hãy cùng khám phá xem 1 chiếc container có cấu tạo như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại container khác nhau tuy nhiên về cấu tạo thì chúng đều có các bộ phận sau:

Phần khung của container

Đặc điểm của phần khung này là có hình hộp chữ nhật và được làm từ chất liệu thép. Khung container là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả năng chịu lực của container.

Phần khung cấu tạo gồm 4 trụ góc, 2 xà dọc nóc, 2 xà dọc đáy, 2 dầm đáy, 1 xà ngang trên trước cùng 1 xà ngang trên sau.

Đáy và mặt sàn của container

Bộ phận đáy và mặt sàn container là các thanh dầm ngang nối với 2 thanh xà dọc đáy với nhau kết nối với phần khung của container tạo nên một khối có khả năng chịu lực vững chắc.

Sàn của container được làm chủ yếu bằng gỗ nguyên bản nên độ chịu lực rất tốt và chắc chắn. Hơn nữa loại gỗ được dùng làm sàn container đều đã được ngâm ủ hóa chất nên có thể chống được mối mọt và tình trạng mục nát.

Tấm mái

Mái của container là một tấm kim loại làm từ thép, nhôm có các sóng uốn lượn rất chắc chắn và không bị han gỉ giúp bảo quản, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong lúc vận chuyển.

Vách dọc

Vách dọc container là gì? Đó là những tấm kim loại được gắn kết với nhau có đặc điểm với các bề mặt lượn sóng có tác dụng không để nước mưa đọng lại và tăng tính chịu lực cho container. Những vách dọc này được sử dụng để che chắn hai bên hông của container.

Mặt trước

Mặt trước là những tấm thép kim loại không có cửa và được dập sóng theo khối vuông.

Mặt sau và cửa container

Được thiết kế với 2 tấm kim loại phẳng làm cánh cửa, các cánh cửa được gắn với khung container bằng các bản lề chắc chắn.

Góc lắp ghép

Góc lắp ghép được chế tạo bằng thép và được hàn khớp với các góc trên, dưới của container. Chúng được sử dụng để buộc dây chằng trong quá trình nâng hạ, xếp chống hàng hóa.

Container là gì

Các loại Container phổ biến hiện nay

Container đang được sử dụng hiện nay khá đa dạng tuy nhiên chúng ta có thể phân loại container gồm các loại phổ biến sau:

Container bách hóa

Loại container này còn được gọi là cont khô và được dùng để chở hàng khô gồm có các loại cont 20, cont 40 hay cont 40 cao.

Các loại container này chủ yếu được sử dụng trong vận tải hàng hóa đường biển. Trong đó:

  • Cont 20 phù hợp để chứa các hàng hóa là đồ đạc, thùng giấy, hàng đóng kiện…
  • Cont 40 được biết đến là loại phổ biến nhất được sử dụng cho việc đóng hàng và vận chuyển phù hợp với hàng hóa đóng kiện, đồ đạc, thùng giấy…
  • Cont 40 cao có khối lượng lớn hơn 2 loại trên và cũng được phù hợp để đóng hàng giống cont 20 và 40.

Container lạnh

Container lạnh được thiết kế có thiết bị giữ nhiệt bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp hoặc dựa vào những chiếc máy kẹp được gắn phía trước container. Loại container này được dùng để chứa các loại hàng hóa, thực phẩm, nông sản, thuốc hay những hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ yêu cầu cần được bảo quản cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

Container mở nóc

Container mở nóc là loại container gì? Đây là loại container thiết kế không có phần nóc ở trên nên còn được gọi là container hở mái và để che hàng hóa thì người ta sẽ dùng tấm bạt phủ lên.

Container mở nóc phù hợp cho hàng hóa là thiết bị xây dựng, máy móc, gỗ với kích thước dài hoặc cồng kềnh không thể xếp được ở trong container. Vì vậy thiết kế mở nóc sẽ giúp thuận tiện trong việc lấy hàng qua nóc của container.

Container hoán cải

Loại container hoán cải được thiết kế rất đặc biệt là cắt bỏ 2 vách thép của container bằng bạt nên có thể đóng mở di động giúp cho việc đóng dỡ hàng được tiện lợi. Container hoán cải được dùng chủ yếu để chở các loại hàng hóa là ô tô, xe máy, nước uống….

Container bồn

Container bồn được làm từ chất liệu nhôm, thép hoặc inox thiết kế theo tiêu chuẩn ISO với độ bền cao và cực kỳ chắc chắn.

Loại container này dùng để chở các loại chất lỏng như xăng, dầu, nước, thủy ngân.

Container mặt phẳng

Có thiết kế không mái và không vách chỉ có một mặt sàn rất cứng và chắc chắn bổ sung thêm vách 2 đầu mặt trước và sau có thể cố định, gập hoặc tháo rời giúp việc xếp dỡ hàng thuận tiện.

Container mặt phẳng phù hợp để vận chuyển những hàng hóa nặng, khó khuân vác, cồng kềnh như sắt thép, máy móc lớn.

Bảng kích thước container tiêu chuẩn

Dựa trên việc phân loại container chúng ta sẽ có bảng kích thước container tiêu chuẩn như sau:

Loại Container Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) Thể tích (m3)
Container 20 feet 5.898 2.352 2.395 33.2
Container 20 feet lạnh 5.485 2.286 2.265 28.4
Container 40 feet thường 12.032 2.350 2.392 67.6
Container 40 ft cao 12.023 2.352 2.698 76.3
Container 40 ft lạnh 11.572 2.296 2.521 67.0
Container 45 chuyên dụng 13.716 2.500 2.896 99.3

Container là gì

Tiểu chuẩn về kích thước và tải trọng Container

Như đã trình bày ở trên kích thước container có rất nhiều loại. Cũng như các ký hiệu được ghi trên container thường được áp dụng theo 1 tiêu chuẩn chung ISO.

Có một vài tiêu chuẩn ISO về container như Tiêu chuẩn ISO 668:1995 – Quy định về kích thước và tải trọng của container. theo tiêu chuẩn này các container đều có chiều rộng là 2,438mm (8ft).

Chiều dài của container thường người ta lấy container 40 feet làm chuẩn. Các container ngắn hơn phải được thiết kể đảm bảo có thể xếp chồng lên cont 40 và có 1 khe hở khoảng 3 inch.

Bài viết trên chúng ta thấy rằng thực sự cont 20 feet (6,060mm) không phải dài gấp đôi container 40 feet (12,190mm).

Vì ngoài cảng hoặc trên tàu, các container xếp chồng lên nhau, do đó phải có 1 khoảng hở 3 inch để đảm bảo an toàn.

Về chiều cao của container: hiện chủ yếu có 2 loại thường và cao

  • Loại thường có chiều cao 8 feet 6 inch (8’6”) ~ 2,590 mm
  • Loại cao có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”) ~ 2,895 mm

2 loại container này có chiều cao chênh lệnh nhau khoảng 300mm (30cm) hay gần 1 bàn chân (foot)

Việc gọi loại thường hay loại cao là thói quen của con người qua các thời kỳ. Ví dụ ngày xưa còn loại cont chỉ cao 8ft thì lúc đó gọi là cont thường, còn cont (8’6″) (cont thường ngày nay) được gọi là cont cao.

Tải trọng ghi trên container không có nghĩa là tải trọng bạn được đóng hàng, tuỳ vào quốc gia hoặc liên quan đến trucking mà bạn phải đóng hàng theo quy định. Việt Nam hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm áp dụng là TCVN 6273:2003

“Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển” trong đó có quy định tải trọng toàn bộ của container 20 feet là 20,32 tấn.

Chú ý rằng container 40 feet mặc dù gấp đôi 20 feet nhưng không có nghĩa cont 40 feet chở được khối lượng hàng hoá gấp đôi cont 20′

Container có vai trò thế nào?

Sự ra đời của container mang đến nhiều lợi ích thiết thực và đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể:

Vai trò của container trong vận tải hàng hóa

Container có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa:

  • Giảm thiểu các chi phí liên quan đến xếp dỡ, bảo quản vận chuyển hàng hóa
  • Hạn chế tối đa tình trạng bị thiệt hại do trộm cắp bởi vì hành hóa được chứa trong container được bảo quản cẩn thận và an toàn.
  • Tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc bảo hiểm hàng hóa khi lưu thông
  • Nâng cao hiệu suất lao động giúp xếp dỡ được nhiều hàng hóa hơn
  • Khi dùng container thì tàu chở có thể đóng được nhiều hàng hơn
  • Giúp cho việc phân phối hàng hóa nội địa bằng xe tải, tàu hóa được dễ dàng, tiện lợi hơn.
  • Góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu hóa.

Vai trò của container trong đời sống

Những chiếc container không chỉ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận tải, thương mại công nghiệp mà trong đời sống hàng ngày cũng cực kỳ hữu ích.

Container cũ được tận dụng để phục vụ cho nhiều mục đích như:

  • Dùng làm kho chứa hàng lâu dài
  • Tái sử dụng để tạo nên những công trình kiến trúc, quán café,…
  • Làm văn phòng hoặc nhà ở độc đáo, phong cách
  • Phát triển dịch vụ cho thuê container

Câu hỏi thường gặp về Container

Sau đây là một vài câu hỏi mà bạn đọc thường thắc mắc với Epacket Việt Nam như:

Container bao nhiêu feet?

Hiện nay container được biết đến với nhiều kích cỡ khác nhau như 10 feet, 20, 40, 45 feet. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn những sản phẩm có kích cỡ phù hợp.

Container 20 feet chở được bao nhiêu tấn hàng?

Các loại container 20 feet chở được bao nhiêu tấn còn tùy thuộc dòng container đó là gì?. Dưới đây là một số khối lượng chở hàng của container 20’ thường được sử dụng:

  • Container thường, container lạnh, container mở nóc (OT) chở được 25 tấn hàng với thể tích hàng là 30m³
  • Container cao chở được 28 tấn hàng với thể tích hàng là 37m³
  • Container Foot Flat Rack chở được 31 tấn hàng với thể tích hàng là 32m³
  • Container cách nhiệt chở được 17 tấn hàng với thể tích hàng là 26m³
  • Container bồn chở được 27 tấn hàng với thể tích hàng là 21000 lít.

Container 40 feet chở được bao nhiêu tấn?

Thông thường có 3 loại cont 40 feet hay được sử dụng: Container 40 feet DG (thường, chuẩn), container 40 feet cao (HC) và container lạnh. Vậy container 40 feet sẽ chứa được khoảng 30 tấn tương đương 67 khối tùy vào thiết kế kỹ thuật và hãng sản xuất container.

Đơn vị đo của container là gì?

Đơn vị đo của container thường đo theo Feet (foot), mét (m), inch (in). Và trong đơn vị đo quốc tế thì 1 feet = 0.3048 m, 1 feet = 12 inch (in).

Trên đây là thông tin về Container là gì? do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn về các khái niệm và vai trò của Container trong Logistics.

Nếu quan tâm tới các thông tin khác về thuật ngữ Logistics thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *