Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì? Hàng đi đường tiểu ngạch thủ tục thế nào?

Tiểu ngạch là gì? Hàng tiểu ngạch là gì? Tiểu ngạch tiếng anh là gì? Đường tiểu ngạch là gì? Vận chuyển tiểu ngạch là gì? Xuất khẩu tiểu ngạch là gì? Nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Đó là rất nhiều câu hỏi mà độc giả đã thắc mắc với chúng tôi. Vì vậy hôm nay Epacket Việt Nam sẽ tổng hợp và giải đáp toàn bộ thông tin trên cho bạn đọc.

Cùng theo dõi nhé!

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì

Tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa của hai quốc gia có vùng biên giới cạnh nhau, các mặt hàng được xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường là các mặt hàng dân dụng như quần áo, nông sản… với lượng nhỏ và thủ tục cũng dễ hơn chính ngạch.

Hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường được nhiều thương lái ưa chuộng hiện nay bởi vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp.

Buôn bán tiểu ngạch sẽ có tính ổn định thấp do là bởi giá trị mỗi giao dịch nhỏ. Vậy nên mặt hàng được nhập tiểu ngạch nhiều nhất thường là hoa quả. Điều này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch nói chung có thể thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết hoặc theo thay đổi chính sách kiểm dịch.

Đối với hình thức xuất nhập khẩu này, các cá nhân, tổ chức vẫn phải đóng thuế và phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Ví dụ:

  • Buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là các hoạt động buôn bán giữa cư dân Việt Nam và cư dân Trung Quốc sinh sống gần đường biên giới.
  • Mỗi giao dịch mua bán sẽ không quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Chính vì những tiêu chí về giá trị nhỏ đã khiến cho hình thức thương mại này có tên là tiểu ngạch, hay mậu dịch tiểu ngạch.

Hàng tiểu ngạch là gì

Hàng tiểu ngạch là hàng hóa nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và không có giá trị lớn. Đa số những loại mặt hàng đó là nông sản, thực phẩm, trái cây, giày dép hay quần áo. Hầu hết những hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch có nguồn gốc, chứng nhận sản xuất không rõ ràng.

Buôn bán tiểu ngạch còn được coi là một phương thức mua bán dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Lý do là bởi thuế nhập tiểu ngạch thường thấp hơn thuế nhập chính ngạch, thủ tục liên quan cũng làm đơn giản hơn.

Vì vậy cho nên một doanh nghiệp thuê nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để tránh phải nộp thuế nhiều.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì

Tiểu ngạch tiếng anh là gì?

Tiểu ngạch tiếng anh là Unofficial quota (phát âm: /ˌʌnəˈfɪʃəl ˈkwəʊtə/)

Unofficial quota được ghép lại bởi 2 từ đơn là “ Unofficial” và “quota”. “Unofficial” được hiểu là không chính thức, còn “ quota” được hiểu là hạn ngạch (hạn ngạch là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép).

Đường tiểu ngạch là gì?

Đường tiểu ngạch là việc thương nhân giữa 2 quốc gia có vùng biên giới sát nhau thực hiện trao đổi hàng hóa theo phương thức nhỏ (lượng hàng hóa ít, giá trị thấp).

Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?

Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức trao đổi dân cư giữa cư dân có 2 bên biên giới sát nhau. Các mặt hàng tiêu dùng thường được xuất khẩu tiểu ngạch như quần áo, vải vóc,… Thông thường những mặt hàng này có giá trị thấp, số lượng không quá lớn.

Nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán thương mại quốc tế giữa công nhân 2 quốc gia có biên giới liền kề nhau. Thương các hàng hóa giao thương này sẽ không có giá trị quá lớn (Ví dụ: Nông sản, vải vóc,…)

Tại Việt Nam hình thức nhập khẩu tiểu ngạch phố biến thường diễn ra ở các tỉnh biên giới: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,…

Vận chuyển tiểu ngạch là gì?

Vận chuyển tiểu ngạch là hình thức vận chuyển, trao đổi và mua bán được thực hiện giữa công dân các nước có đường biên giới tiếp giáp với nhau. Thường các hàng hóa vận chuyển tiểu ngạch sẽ có giá trị thấp, số lượng ít và thủ tục dễ dàng

Tại Việt Nam, hình thức vận chuyển này thường diễn ra ở các tỉnh gần cửa khẩu quốc tế như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,…

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có đặc điểm thế nào?

Nhập khẩu tiểu ngạch cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó

Ưu điểm

  • Thủ tục nhập nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm
  • Chi phí vận chuyển thấp
  • Do hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch không qua hải quan nên thủ tục sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Trong quá trình vận chuyển hàng tiểu ngạch, đơn vị vận chuyển sẽ gom các loại hàng cùng lên xe tải, sau đó làm kê khai hàng hóa chung. Hàng hóa cũng phải đóng thuế nhưng số tiền đóng thuế sẽ nhỏ hơn so với nhập khẩu chính ngạch.

Nhược điểm

  • Tính ổn định thấp
  • Giá trị giao dịch nhỏ, kim ngạch hàng hóa sẽ thay đổi theo thời vụ thời tiết, chính sách kiểm định….
  • Nhập khẩu tiểu ngạch thường xuyên bị lợi dụng nhằm tránh thuế, biến tướng thành buôn lập.

Tiểu ngạch và chính ngạch khác nhau thế nào?

Về cơ bản hàng tiểu ngạch và chính ngạch sẽ khác nhau ở các điểm như:

  • Con đường vận chuyển: Với các hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch sẽ được vận chuyển qua các cửa khẩu và đóng các loại thuế cũng như các loại phí liên quan. Còn với cách vận chuyển hàng hóa qua đường tiểu ngạch thường sẽ được đi theo một con đường riêng, không phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe của cơ quan hải quan nhưng vẫn phải đóng thuế đầy đủ. Ngoài ra khi vận chuyển tiểu ngạch bạn sẽ bị các cơ quan quản lý kiểm tra bất cứ lúc nào để đảm bảo an toàn hàng hóa.
  • Giấy tờ thủ tục: Với con đường vận chuyển chính ngạch, thuế suất hàng hóa thấp hơn rất nhiều, thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tòe khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu là có thể thông quan. Với hình thứ chính ngạch thì phức tạp hơn bởi cần có phiếu kiểm tra chất lượng hàng, hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương… cũng như chịu mức thuế cao.
  • Giá trị khi giao dịch: Với chính ngạch bạn sẽ không bị giới hạn về chi phí và giá trị của đơn hàng cũng như có thể chuyển bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm với số lượng không hạn định. Hình thức tiểu ngạch sẽ bị giới hạn số lượng mua hàng theo quy định của pháp luật.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch

Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp theo qui định pháp luật.

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới bao gồm:

Bước 1: Thủ tục khai hàng.

Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, khi có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải đến Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.

Phải nộp tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ

Phải xuất trình:

  • Giấy chứng minh cư dân biên giới
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

Mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn đối với hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình giấy chứng minh cư dân biên giới và hàng hoá để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi

Phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch dựa trên phần vượt đó nếu tổng trị giá những hàng hoá đó vượt định mức miễn thuế. Đối với những trường hợp vượt định mức thuế, Hải quan cửa khẩu dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính cùng lúc thay cả cho tờ khai và biên lai nộp thuế.

Bước 2: Thủ tục kiểm hànghoá

Các bước kiểm hàng hóa:

  • Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải đưa hàng đến cửa khẩu và xuất trình hàng để hải quan kiểm tra.
  • Căn cứ vào quy định của Tổng cục Hải quan, tuỳ theo tính chất từng loại hàng cụ thể, trưởng Hải quan cửa khẩu quy định phương pháp kiểm tra cho thích hợp. Việc kiểm hoá phải tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng.
  • Cán bộ kiểm hoá đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ có liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hoá.
  • Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.
  • Việc luân chuyển giấy tờ như sau:

Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.

Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp về hình thức xuất – nhập khẩu tiểu ngạch như:

Phương thức vận chuyển tiểu ngạch

Phương thức vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ đối nhập khẩu tiểu ngạch. Lý do là bởi tính chất mua bán của hàng hóa tiểu ngạch. Hàng hóa tiểu ngạch được vận chuyển qua biên giới 2 nước vì vậy sẽ thật thuận tiện tiện và nhanh chóng chi phí lại thấp khi vận chuyển bằng đường bộ. Vậy nên hàng hóa sau khi đã mua và xuất trình kiểm tra sẽ được vận chuyển bằng xe tải là chủ yếu.

Giá trị giao dịch hàng tiểu ngạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *