Tạm nhập tái xuất là gì? Kinh doanh mặt hàng này lưu ý gì?

Tạm nhập tái xuất là gì? Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì? Quy định về tạm nhập tái xuất trong pháp luật Việt Nam thế nào?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Epacket Việt Nam để nắm thêm thông tin nhé!

Tạm nhập tái xuất là gì

Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Hàng tạm nhập tái xuất là hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam mà không nhằm mục đích kinh doanh và lưu thông. Sau đó hàng hóa sẽ được xuất khẩu luôn sang một quốc gia khác trong thời gian ngắn. Thì quy trình tạm thời nhập khẩu vào Việt Nam và xuất khẩu sang quốc gia thứ 3 gọi là Tạm Nhập Tái Xuất

Tại Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá như sau:

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm nhập là gì?

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam.

Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là gì?

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác.

Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Tạm nhập tái xuất là gì

Hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam trong bao lâu?

Khi đưa hàng hóa vào Việt Nam với mục đích tạm nhập tái xuất thì hàng hoá đó chỉ được lưu hàng không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.

Nếu cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp làm hồ sơ gia hạn gửi Chi cục Hải quan và được gia hạn thêm thời gian.

Theo đó, không được gia hạn quá 2 lần và mỗi lần không được quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn mà hàng hoá vẫn chưa xuất đi thì thương nhân, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá hoặc tiêu huỷ toàn bộ hàng hóa đó.

Các hình thức tạm nhập tái xuất hiện nay

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, tổng cộng có 5 hình thức tạm nhập tái xuất như sau:

  • Tạm nhập tái xuất dựa theo hình thức kinh doanh
  • Tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn
  • Tạm nhập tái xuất để mục đích tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
  • Tạm nhập tái xuất hàng hóa để nhằm mục đích trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
  • Tạm nhập tái xuất sản phẩm với hình thức nhân đạo và mục đích khác

Tạm nhập tái xuất không phải là một giải pháp phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tạm nhập tái xuất có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro khác nhau.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Tạm nhập tái xuất là gì

Quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Theo Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương:

Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:

  • Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương.
  • Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
  • Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.

Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không?

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ áp dụng hai loại hoá đơn đó là hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng. Nhưng đối với hàng tạm nhập tái xuất có không phải xuất hóa đơn.

Trong hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu cần có những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan.
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính.
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra.
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Hợp đồng ủy thác.

Trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu không bao gồm hóa đơn xuất bán. Như thế, đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất thì không phải xuất hoá đơn.

Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?

Theo quy định của nước ta hiện nay, có những loại thuế sau đây:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế đăng ký doanh nghiệp
  • Thuế môn bài

Điều 13 tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định một số điều về miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

Cụ thể như sau:

  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được miễn thuế theo Khoản 9, Điều 16, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại Điểm c, Khoản 9, Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác. Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.
  • Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm: Container rỗng có hoặc không có móc treo, bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng, các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này

Khoản 20, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT, theo đó:

  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
  • Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Mục đích tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?

Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:

  • Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
  • Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định trên, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:

  • Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
  • Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Tạm nhập tái xuất là gì

Thủ tục tạm xuất, tái nhập hàng thay thế

Hướng dẫn thủ tục, chính sách thuế đối với trường hợp hàng hóa tạm xuất để sửa chữa nhưng không tái nhập, nhà cung nước ngoài cấp trả cho Công ty sản phẩm mới:

  • Đối với hàng hóa đã tạm xuất nhưng không tái nhập: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa (mã loại hình B12- Xuất sau khi đã tạm xuất) tại Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai tạm xuất theo quy định tại mục 5 chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ. Trường hợp tờ khai được phân vào luồng đỏ thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc không kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Đối với hàng hóa mới nhập về để thay thế: Thực hiện thủ tục nhập khẩu (không phải tái nhập) hàng hóa thông thường quy định tại mục 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và Thông tư số 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
  • Chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam

Các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam từ một nước ngoài và sau đó được xuất khẩu sang một nước khác. Những mặt hàng này không qua xử lý, sửa chữa hay thay đổi bất kỳ tính chất nào trên lãnh thổ Việt Nam.

Những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường là hàng hóa chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam có thể là máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng được tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt.

Ngoài ra, còn có các hàng hoá khác như chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải, và hàng hoá thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập. Việc nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng tạm nhập tái xuất được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam, bao gồm Bộ Công Thương và Tổng Cục Hải Quan.

Các quy định nhập khẩu và xuất khẩu đối với các mặt hàng này được đặt ra để đảm bảo an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật của các nước liên quan.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng tạm nhập tái xuất cũng gặp phải một số thách thức và rủi ro, như việc giả mạo xuất xứ hàng hóa hoặc vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong tổng thể, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước và đồng thời tạo ra một số cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu

Trên đây là thông tin về Tạm nhập tái xuất là gì? do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gứi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất cần lưu ý gì?

Nếu quan tâm tới các thông tin về XNK thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *