Mã vạch Canada là bao nhiêu? Cách kiểm tra và check đơn giản

Mã vạch Canada là bao nhiêu? Cách tra cứu mã vạch Canada đối với các sản phâm thế nào? Trên thực thế nhiều bạn đã mua và sử dụng hàng hóa của quốc gia này nhưng vẫn chưa nắm được số mã vạch của Canada ra sao?

Sau đây hãy để Epacket Việt Nam giới thiệu tới các bạn mã vạch của Canada trong xuất nhập khẩu và cách tra cứu. Cùng theo dõi nhé!

Mã vạch Canada

Mã vạch của Canada là bao nhiêu?

Mã vạch của Canada bắt đầu là 754 hoặc 755 (GS1). Mã vạch Canada được quy định theo chuẩn EAN-13, gồm 13 số. Đầu số đầu tiên là mã quốc gia được cấp bởi gs1 quốc tế. Tiếp theo là mã số doanh nghiệp cấp cho mỗi doanh nghiệp đăng ký, và cuối cùng là mã sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất quy định. Số kiểm tra nằm ở vị trí thứ 13 của dãy số.

Mã vạch EAN-13 với 13 số, mỗi số có giá trị từ 0 tới 9 mà trong đó có 3 số đầu tiên gọi là đầu số mã vạch do GS1 quốc tế cấp cho từng quốc gia, 5 số tiếp gọi mà mã số doanh nghiệp cho GS1 quốc gia đó cấp cho mỗi doanh nghiệp đăng ký và 4 số tiếp là mã sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất quy định, cuối cùng là số kiểm tra ở vị trí thứ 13 của dãy số.

Dãy số này sẽ là hệ thống mã số định danh cho sản phẩm và hàng hóa có nguồn gốc từ Canada.

Mã vạch bao gồm hai phần: mã số quốc gia và mã số doanh nghiệp.

  • Mã số quốc gia là ba chữ số đầu tiên, trong đó các số 754 hoặc 755 đại diện cho hàng hóa sản xuất tại Canada.
  • Mã số doanh nghiệp là bốn chữ số tiếp theo.

Để kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch, bạn có thể tính tổng các chữ số hàng chẵn nhân 3 và cộng với tổng các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13).

Khi trên bao bì sản phẩm có chứa mã vạch với dãy mã số bên dưới bắt đầu với 754 hoặc 755 thì sản phẩm đó có nguồn gốc từ Canada.

Hàng hóa Canada có những loại mã vạch nào?

Nhìn chúng với các hàng hóa Canada sẽ có những loại mã vạch và cách kiếm tra như:

Mã vạch UPC

Mã vạch của sản phẩm MADE IN USA sử dụng hệ mã UPC-A (12 số), phổ biến tại Bắc Mỹ, trong khi mã vạch EAN-13 (13 số) được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm quốc tế.

Mã vạch UPC-A có thể được tìm thấy trên nhiều sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ và Canada, nhưng người tiêu dùng cần lưu ý đối với sản phẩm quốc tế có thể có mã vạch EAN-13.

Mã vạch Canada

Mã vạch EAN

Mã vạch EAN-13 là sự cải tiến của UPC-A, bằng cách thêm 1 số để tạo thành 13 số. EAN-13 chứa mã quốc gia, số doanh nghiệp, và mã sản phẩm.

Đối với UPC-A, chỉ cần 12 số và có mã kiểm tra ở cuối. EAN-13 được coi là “Superset” của UPC-A, có thể chuyển đổi từ UPC-A sang EAN-13, nhưng không ngược lại. EAN-13 được sử dụng rộng rãi để quản lý hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là cho các sản phẩm tiêu dùng.

Cách đổi từ mã UPC sang mã EAN

Cách đổi mã UPC sang EAN cơ bản như sau:

  • Mã EAN (13 số) = 0 + mã UPC (12 số)
  • Mã UPC sang EAN: 0 + UPC-A = EAN-13

UPC-A: Là ký mã vạch chuẩn của loạt mã vạch UPC (gồm nhiều version), nó còn có tên gọi là UCC 12.

Cách check mã vạch Canada chuẩn nhất

Để chắc chắn hơn về độ tin cậy của sản phẩm người dùng có thể tiến hành check mã vạch hàng Canada lần lượt theo các bước sau:

Đối chiếu 3 số đầu của mã số dưới mã vạch

Đây là một cách dễ dàng nhất, bạn có thể nhìn trực tiếp số trên mã vạch sản phẩm

  • Mã số mã vạch gồm 2 thành phần là mã vạch dành cho các thiết bị chuyên dụng quét mã nhận biết và mã số bên dưới mã vạch dành cho con người dùng mắt thường để đọc.
  • Để check mã vạch hàng Canada người dùng có thể đối chiếu 3 số đầu trong dãy mã số trên bao bì sản phẩm này với hai số 754 và 755. Nếu chúng rơi vào 1 trong 2 số trên thì đó là sản phẩm có nguồn gốc từ Canada.

Bên cạnh đó, người dùng còn nên tìm thêm cụm “made in Canada” trên bao bì sản phẩm để khẳng định thêm về độ chính xác của thông tin.

Mã vạch Canada

Tính toán và đối chiếu lại số kiểm tra

Số ở vị trí thứ 13 cuối cùng của dãy mã vạch được gọi là số kiểm tra có chức năng kiểm tra tính đúng của dãy 12 con số đằng trước và được tính toán bởi phần mềm bằng các phép tính đơn giản mà người dùng hoàn toàn có thể tính lại và đối chiếu.

Cách tính số kiểm tra mã EAN-13:

X = A*3 + B

Trong đó:

  • A sẽ là kết quả của tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8, 10, 12) rồi nhân với 3.
  • B sẽ là tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11).
  • Tính tổng của A + B sẽ là X, sau đó lấy X chia 10 ta được số Y
  • Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù của số dư đó. (số kiểm tra là kết quả của 10-Y)
  • Sau khi tính toán bạn cần đối chiếu kết quả bạn vừa tính được cùng số cuối cùng trong chuỗi mã số bên dưới mã vạch.
  • Nếu giống nhau thì đâu là mã vạch hợp lệ. Còn khác nhau thì ắt hẳn sản phẩm này là hàng giả với mã vạch được tạo bởi một người không hiểu về mã vạch cũng như quy tắc số kiểm tra.

Dùng app trên điện thoại để quét và lưu ý bạn cần biết

App trên điện thoại là lựa chọn phổ biến trong kiểm tra mã số mã vạch trên thị trường hiện nay, bạn cũng có thể lựa chọn phương án này. Tuy nhiên có một số điều bạn nên lưu ý.

App điện thoại chỉ hiển thị thông tin sản phẩm khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có thực hiện đăng ký mã số mã vạch và liên kết với nhà phát triển app để cập nhập dữ liệu. Còn nếu không thì thông tin hiện ra chỉ là dãy mã số bên dưới mà camera điện thoại giải mã được từ các mã vạch ở trên.

App điện thoại chỉ hiển thị thông tin, hình ảnh của sản phẩm chính hãng còn việc sản phẩm có chứa mã vạch bạn vừa quét có chính hãng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bởi việc làm giả mã số mã vạch không còn khó khăn khi mà máy in mã vạch công nghệ cao đang ngày càng phát triển.

Vì vậy, để tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa Canada chính hãng chất lượng người dùng nên lựa chọn những đơn vị chính hãng.

Tại sao mỗi quốc gia lại có mã vạch riêng

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy trên mỗi bao bì sản phẩm đều có thêm phần dãy mã số mã vạch và không hề có sự trùng lặp giữa các dãy mã số mã vạch này giữa các hàng hóa.

Mã số mã vạch được phát hiện và ứng dụng vào việc quản lý từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20 chúng mang đến cho người dùng những hiệu quả vượt trội từ quản lý, kiểm soát tới thống kê.

Để thuận tiện cho việc phân biệt, phân loại sản phẩm sản xuất và xuất nhập khẩu từ các nước khác nhau trên thế giới, tổ chức GS1 quốc tế đã tiến hành cấp các đầu mã vạch riêng cho từng quốc gia và yêu cầu chung mỗi một sản phẩm được sản xuất tại quốc gia nào đều phải được bắt đầu với đầu số mã vạch này.

Với quy định này giúp cho:

  • Phân biệt nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
  • Quản lý kiểm soát chặt chẽ hàng xuất – nhập khẩu nhanh chóng chính xác.
  • Chiếm niềm tin người dùng.

Mã vạch Canada

Mã vạch tại mộ số quốc gia khác

Tại thị trường Việt Nam hiện đang có không ít các sản phẩm được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Những đầu số mã vạch điển hình nhất mà bạn có thể thấy với các sản phẩm nhập khẩu được lưu thông trên thị trường Việt Nam có thể kể đến như:

  • 000 – 019 & 030 – 039 & 060 – 139: Mỹ (Hoa Kỳ – United States – USA)
  • 300 – 379: Pháp (France) Mã vạch Pháp
  • 450 – 459 & 490 – 499 GS: Mã vạch sản phẩm của Nhật Bản. (Mã vạch Nhật Bản)
  • 930 – 939: Úc (Australia) Mã vạch Úc
  • 884: Campuchia (Cambodia)
  • 885: Thái Lan (Thailand) Mã vạch Thái Lan
  • 888: Singapore
  • 893: Việt Nam Mã vạch Việt Nam
  • 899: Indonesia

Trên đây là thông tin về mã vạch Canada do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn.

Nếu quan tâm tới các thông tin khác thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *