ICD là gì? Vai trò, chức năng và hệ thống cảng cạn tại Việt Nam

ICD là gì? Hiện nay, nhiều hệ thống cảng cạn được phát triển nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn. Phát triển cảng cạn đang ngày càng bức thiết.

Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu về cảng cạn ICD qua nội dung sau nhé!

ICD là gì

ICD là gì?

ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.

Theo Điều 04, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa

Cảng cạn (ICD) có vai trò thế nào?

Cảng cạn được coi là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, với chức năng chính là điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trọng, thủ tục Hải quan,…

Ngoài ra, cảng cạn còn có thể có những chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết bị, kho đóng hàng lẻ, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng nội địa,…

Hiện tại, các ICD của ta hầu hết là “sân sau” của các cảng hay các công ty giao nhận, vận chuyển, phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam, nhỏ lẻ ở phía Bắc và hoàn toàn chưa có ở miền Trung. Thế nhưng bấy lâu nay cảng cạn (hay còn gọi là ICD) vẫn chưa có được sự quan tâm hợp lý.

Trên thực tế, các ICD miền Nam được coi là đang phát huy hiệu quả nhất so với cả nước. Do khốí lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực này chiếm đến 80% lượng hàng hóa của cả nước và với lợi thế nối liền với cảng biển cả bằng hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ nên đã phát huy được vai trò trong việc làm điểm trung chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cảng biển.

ICD có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải container. Nó là điểm nối giữa một bên là nơi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu với một bên là cảng biển. Ở những khu vực có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container lớn thì việc quy hoạch và phát triển các ICD càng trở thành cấp thiết.

Để thực hiện tốt vai trò của ICD, đòi hỏi các ICD phải được quy hoạch đúng địa điểm, thiết kế kĩ thuật và trang bị hiện đại, kết nối thuận tiện với cảng biển thông qua hệ thống giao thông nội địa, được tổ chức và phối hợp hoạt động một cách đồng bộ với các khâu khác của hệ thống như cảng, vận tải nội địa, vận tải biển, trung tâm phân phối.

ICD là gì

Các chức năng của một cảng cạn ICD

Có thể kể ra một vài vai trò quan trọng nhất của cảng cạn trong hoạt động vận chuyển container đó là:

Là địa điểm tập kết container

Sự hạn chế không gian của cảng biển là trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Trong quá tình chờ đợi làm thủ tục hải quan, các container hàng cần được sắp xếp ở nơi có đủ điều kiện để chất lượng hàng hoá không bị ảnh hưởng. Đó chính là cảng cạn ICD.

Giảm tải cho cảng khi làm thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu hàng hoá

Thời gian làm thủ tục hải quan tương đối lâu, bạn phải chờ kết quả giám định, bốc xếp hàng hoá, kiểm tra chuyên ngành. Sau khi hoàn tất quá trình đó, hàng mới được xếp lên tàu.

Bên cạnh đó, nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp không ngừng tăng cao. Chính vì thế sự xuất hiện của cảng cạn giúp cảng biển tránh khỏi tình trạng quá tải.

Cảng cạn ICD là trung tâm phân phối hàng hoá

Với những tiện ích mà cảng cạn mang lại, việc luận chuyển hàng hoá sẽ diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhờ đó mà công ty xuất nhập khẩu cũng tiết kiệm được tương đối thời gian và chi phí đi kèm.

Cấu trúc của một ICD

Cấu trúc của một ICD bao gồm các khu vực chức năng chính như sau:

  • Bãi chứa container (Marshalling Yard/Container Yard);
  • Khu vực thông quan hàng hóa;
  • Trạm hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan, khu tái chế đóng gói hàng hóa, khu vực văn phòng, cổng giao nhận container, cổng dành riêng cho xe máy, xưởng sữa chữa và nơi vệ sinh container.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ICD

Ngày nay lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, đi cùng với đó là các hoạt động vận tải cũng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Để có thể đáp ứng được thời gian vận chuyển hàng hóa từ người bán tới ngay người mua được nhanh chóng, đúng kế hoạch thì các cảng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc cảng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật. Dưới đây là một số đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng cạn:

  • Đủ diện tích mặt bằng cho việc bố trí các khu vực chức năng: khu giao nhận, xếp dỡ hàng hóa, khu vực làm thủ tục hải quan, khu lưu kho hàng hóa, khu tái chế, đóng gói,…
  • Có đủ thiết bị cho việc dỡ container;
  • Văn phòng làm việc cho các hãng tàu, hải quan, công ty giao nhận, công ty vận tải nội địa,…;
  • Khu vực cảng phải có tường rào bảo vệ, đảm bảo an ninh và ngăn cách với khu vực xung quanh;
  • Hệ thống thông tin đảm bảo tin cậy và hiệu quả;
  • Có trạm hàng lẻ (CFS) với dịch vụ đóng/rút container.

Hệ thống cảng cạn lớn tại Việt Nam

Hiện tại hệ thống cảng cạn ở Việt Nam khá nhiều, chúng ta có thể biết đến một số cảng ICD lớn, tiêu biểu như:

  • Cảng cạn ICD Phước Long
  • Cảng cạn ICD Sotrans
  • Cảng cạn ICD Tanamexco
  • Cảng cạn ICD Long Bình
  • Cảng cạn ICD Transimex
  • Cảng cạn ICD Tân Tạo
  • Cảng cạn ICD Sóng Thần
  • Cảng cạn ICD Phúc Long
  • Cảng cạn ICD Trường Thọ
  • Cảng cạn ICD Biên Hòa

ICD là gì

Các tiêu chí hình thành cảng cạn (ICD) là gì?

Các tiêu chí hình thành cảng cạn ICD bao gồm:

  • Cảng cạn được mở tại nơi có khối lượng container lớn (trên 50 nghìn TEU) hoặc tại khu vực cửa khẩu quốc tế, các khu vực thường bị ùn, tắc giao thông do phương tiện vận tải hàng hóa gây nên (trên 30 nghìn TEU);
  • Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng;
  • Cảng cạn phải được kết nối với cảng biển ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức (ưu tiên vị trí cảng cạn gắn với phương thức có năng lực vận tải cao);
  • Quỹ đất tối thiểu 10ha để thành lập cảng cạn ICD, có diện tích để cơ quan hữu quan làm việc tại cảng
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ, quốc phòng, an ninh, quy định phòng chống cháy nổ.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn

Nghị định 38/2017/NĐ-CP về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng cạn quy định thủ tục chuyển đổi ICD thành cảng cạn (Điều 18).

Thông tư 09/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn quy định chi tiết quy mô, cấu trúc đảm bảo cho một cảng cạn hoạt động hiệu quả, đáp ứng được vai trò là “cánh tay nối dài” của cảng biển.

Các hạng mục chính:

  • Quy mô cảng cạn xây dựng tại Việt Nam phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển.
  • Cảng cạn phải có ít nhất 2 phương thức vận tải tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
  • Diện tích của cảng cạn không được nhỏ hơn 5ha để đảm bảo công suất khai thác thiết kế, diện tích bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức tại cảng.
  • Cảng cạn phải được thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng các phân khu đảm bảo các chức năng: nhận/gửi, đóng/dỡ hàng hóa; Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng có nhiều chủ trong cùng một container; tập kết hàng hóa container và hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển hoặc một nơi khác theo quy định; Tạm chứa hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và container; Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK…
  • Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng cạn cũng quy định chi tiết các yêu cầu về hạng mục công trình, bảo trì và phòng, chống cháy nổ.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ

Các dịch vụ chính của cảng cạn

Theo quy định, cảng cạn phải đảm nhận các chức năng như: nhận/gửi, đóng/dỡ hàng hóa; Gom và chia hàng lẻ thuộc nhiều chủ trong cùng container; tập kết hàng hóa container và hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển hoặc một nơi khác theo quy định; Tạm chứa hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và container; Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK…

Do đó, các dịch vụ cũng cần được triển khai tương ứng.

Các dịch vụ chính của cảng cạn bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan…

Ngoài ra, cảng cạn còn có thể có những chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết bị, kho đóng hàng lẻ (CFS), làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển đường bộ…

Xét về hiệu quả kinh tế, cảng cạn là xu thế phát triển tất yếu. Nó có thể góp phần làm giảm ách tắc cảng biển, tăng khả năng thông quan nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan…

Đối với những khu vực xa cảng biển, chi phí vận chuyển thẳng ra cảng tốn kém hơn chi phí trung chuyển tại cảng cạn. Còn về khía cạnh vận tải, cảng cạn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi vận tải đa phương thức.

ICD là gì

Cần phát triển cảng cạn ICD theo hướng nào?

Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam vừa được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt:

  • Giai đoạn đến năm 2025, miền Bắc có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 1,3 – 2,2 triệu TEU/năm
  • Giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 – 5,2 triệu TEU/năm; miền Trung – Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 124.000 – 322.000 TEU/năm
  • Giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 – 911.000 TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 4,2 – 6,1 triệu TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 9,5 – 13 triệu TEU/năm.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang cho biết:

“Đến năm 2020, tổng khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam khoảng 17,6 – 19,5 triệu TEU và sẽ cán mốc khoảng 35,3 – 40,6 triệu TEU vào năm 2030. Trên cơ sở đó, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sẽ có hơn 20 cảng cạn ở khu vực miền Bắc, 9 cảng cạn được đầu tư ở miền Trung – Tây Nguyên và 27 cảng cạn được quy hoạch ở khu vực miền Nam”.

Để thực hiện quy hoạch trên, mạng lưới cảng cạn sẽ cần 835 ha (quỹ đất hiện tại chỉ có 241 ha) đất để xây dựng trong giai đoạn 2020 – 2025 và cần đến 1.335 ha cho giai đoạn từ năm 2030 về sau. Tổng quỹ đất cần bổ sung sẽ khoảng hơn 1.000 ha.

Thực trạng phát triển cảng cạn Việt Nam

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt trong Quyết định số 2223/QĐ-TTg vào tháng 12-2011 (Quy hoạch 2223). Đây là quy hoạch chính thức đầu tiên liên quan đến hoạt động của loại hình này nhưng do nhiều nguyên nhân, nó chưa phát huy được vai trò của mình và có thể đánh giá là thất bại.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống cảng biển. Song hiệu quả lại chưa cao khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, một phần do ngành logistics chưa có chiến lược phát triển hợp lý.

Tiềm năng phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam là khả quan, nhất là tại 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có khối lượng hàng container thông quan chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa cả nước.

Hiện khu vực này có các cảng cạn đang hoạt động là Sotrans, Tanamexco, Phước Long, Transimex, Long Bình, Tân Tạo, Phúc Long, Sóng Thần, Trường Thọ và Biên Hòa. Chức năng chủ yếu là tập kết và chuyển tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu cho cảng biển, đồng thời là điểm thông quan nội địa.

Trên đây là thông tin về ICD là gì và các thông tin liên quan đến ICD do Epacket Việt Nam đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *