Bắc Băng Dương: Nằm ở đâu? Vị trí địa lý và nguồn gốc tên gọi

Bắc Băng Dương nằm ở đâu? Bắc Đại Dương và Bắc Băng Dương có phải là một? Bắc Băng Dương nằm ở bán cầu nào? Đặc điểm khí hậu và địa lý khu vực này ra sao?

Sau đây hãy cùng Epacket Việt Nam khám phá chi tiết một trong 5 đại dương nằm trên địa cầu của chúng ta nhé!

Bắc Băng Dương

Giới thiệu Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương (Arctic Ocean, tên cũ là Bắc Đại Dương) là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm.

Bắc Băng Dương có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na Uy, Đan Mạch (vùng đảo Greenland).

Nhiệt độ và độ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng; độ mặn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh.

Bắc Băng Dương ở đâu?

Bắc Băng Dương nằm tại cực Bắc của trái đất, cũng có nghĩa là đại dương này nằm ở bán cầu Bắc của địa cầu.

Vùng Bắc cực là khu vực xung quanh Bắc Cực Trái Đất, đối diện với Vùng Nam cực xung quanh Nam Cực.

Vùng Bắc cực bao gồm Bắc Băng Dương, các vùng biển lân cận và một phần của Alaska (Hoa Kỳ), một phần Bắc Canada, Greenland, Đan Mạch, Nga, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan. Vùng Bắc cực được định nghĩa là khu vực phía bắc, nằm trong vòng Bắc Cực (66° 33’B), là nơi đánh dấu điểm cực nam của ngày vùng cực (ngày có mặt trời suốt 24 giờ, thường gọi là mặt trời nửa đêm) và đêm vùng cực (ngày không có mặt trời suốt 24 giờ).

Đây cũng được xem là hoang mạc lớn thứ hai thế giới theo diện tích sau châu Nam Cực. Vùng đất trong khu vực Bắc Cực có tuyết và băng phủ thay đổi theo mùa, với tầng đất đóng băng vĩnh cửu chủ yếu là băng vĩnh cửu (băng ngầm đóng băng vĩnh viễn) có chứa đài nguyên. Biển Bắc Cực chứa băng biển theo mùa ở nhiều nơi.

Khu vực Bắc Cực là một khu vực độc đáo trong số các hệ sinh thái của Trái Đất.

Ví dụ, các nền văn hóa trong khu vực và các dân tộc bản địa Bắc Cực đã thích nghi với điều kiện lạnh lẽo và khắc nghiệt ở đó. Cuộc sống ở Bắc Cực bao gồm các sinh vật sống trong băng, động vật phù du và thực vật phù du, cá và động vật có vú biển, chim, động vật trên cạn, thực vật và xã hội loài người. Vùng đất Bắc Cực được bao bọc bởi các tiểu vùng.

Bắc Băng Dương

Lịch sử khám phá Bắc Băng Dương

Trong hầu hết lịch sử châu Âu, các khu vực của Bắc Cực vẫn còn phần lớn chưa được khám phá và chỉ mang tính phỏng đoán của họ.

Pytheas của Massilia đã có một chuyến thám hiểm về phía bắc vào năm 325 TCN, đến vùng đất mà ông gọi là “Eschate Thule,” nơi Mặt Trời chỉ có 3 giờ mỗi ngày và mặt nước bị thay thế bằng một chất đông cứng “trên đó người ta không thể đi bộ cũng như không thể đi bằng tàu.” Ông có thể đã miêu tả lớp biển băng mỏng ngày nay là “chỏm băng nhỏ”.” Từ “Thule” có thể là Na Uy qua quần đảo Faroe hoặc đảo Shetland mà ông đã nêu ra.

Các nhà bản đồ học không chắc rằng liệu có thể vẽ khu vực xung quanh Bắc cực là vùng đất (như trong bản đồ năm 1507 của Johannes Ruysch, hay bản đồ năm 1595 của Gerardus Mercator) hay vùng nước (như trong bản đồ thế giới năm 1507 của Martin Waldseemüller).

Vài cuộc thám hiểm đã đi sâu hơn vào vòng Bắc Cực trong thời gian này và đã vẽ một vài hòn đảo nhỏ như Novaya Zemlya (thế kỷ 11) và Spitsbergen (1596), tuy nhiên do khu vực này thường xuyên bị băng phủ nên giới hạn phía bắc của nó vẫn chưa rõ ràng. Các nhà sản xuất biểu đồ điều hướng, dè dặt hơn so với một số các nhà vẽ bản đồ huyền ảo hơn, có xu hướng để lại các khu vực trống, chỉ với những đoạn bờ biển đã biết phác thảo ra.

Fridtjof Nansen là người đầu tiên thực hiện chuyến hải trình qua Bắc Băng Dương năm 1896. Vượt qua bề mặt đại dương này đầu tiên là Wally Herbert năm 1969, trong một chuyến thám hiểm bằng dog sled (xe đi trên băng do chó kéo) từ Alaska đến Svalbard với sự hỗ trợ của máy bay.

Từ năm 1937, các trạm nghiên cứu băng trôi của Liên Xô và Nga đã quan trắc trên diện rộng Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học sống trên các tả băng trôi và đã đi được hàng ngàn cây số trên các tảng băng trôi đó.

Bắc Băng Dương

Thông tin về các đảo và hải cảng tại Bắc Băng Dương

Tại Bắc Băng Dương hiện chỉ có 4 quốc gia có vũng lãnh thổ gắn với đại dương này là: Mỹ, Nga, Canada, Na Uy

Các đảo chính

Các đảo chính trên Bắc Băng Dương gồm:

  • Greenland
  • Spitsbergen
  • Novaja Zemlja
  • Severnaja Zemlja

Các cảng chính

Một số cảng nổi tiếng từ tây sang đông của Bắc Băng Dương bao gồm:

  • Hoa Kỳ:
    • Barrow, Alaska
    • Vịnh Prudhoe, Alaska
  • Canada:
    • Churchill, Manitoba
    • Inuvik, Northwest Territories
    • Nanisivik, Nunavut
    • Tuktoyaktuk
  • Na Uy:
    • Longyearbyen
    • Kirkenes
    • Vardø
  • Nga:
    • Murmansk
    • Arkhangelsk
    • Labytnangi/Salekhard
    • Dudinka
    • Igarka
    • Dikson
    • Tiksi
    • Pevek

Đa dạng sinh học tại Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương là nơi sinh sống của cá voi, hải mã, hải cẩu, cáo Bắc Cực, các loài chim săn mồi và đặc biệt là gấu Bắc Cực, chúng chủ yếu sống dựa vào nguồn thức ăn được cung cấp từ lòng đại dương.

Ở Bắc Băng Dương hệ thực vật không được phong phú, chỉ có các loài thực vật phù du như tảo mới có thể phát triển tốt ở đây.

Tuy quanh năm bị bao phủ bởi băng, nhưng vào mùa hè, khi băng tan sẽ giải phóng chất dinh dưỡng từ những loại động vật sống trên băng, cùng với mặt trời chiếu sáng ngày đêm là điều kiện thích hợp cho thực vật phù du phát triển và sinh sản mạnh mẽ.

Sự phát triển của tảo mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho các sinh vật biển và cá, tạo nên nguồn thức ăn dồi dào dưới lòng đại dương. Nhiều loài cá được tìm thấy ở Bắc Băng Dương hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Có thể thấy băng tuyến là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái vùng cực. Ngày nay, hiện tượng băng tan chảy gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loài động – thực vật ở nơi đây.

Bắc Băng Dương có tương đối ít các loài thực vật ngoại trừ phytoplankton. Phytoplankton là một phần quan trọng trong đại dương và là lượng sinh khối lớn ở Bắc Băng Dương, ở đây chúng ăn thức ăn từ các con sông và các dòng hải lưu của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Trong suốt mùa hè, Mặt Trời hiện diện cả ngày lẫn đêm, điều này giúp cho phytoplankton quang hợp nhiều hơn và sinh sản một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, yếu tố này ngược lại trong mùa đông.

Bắc Băng Dương

Thông tin khác về Bắc Băng Dương

Sau đây là một vài thông tin thú vị về Bắc Băng DươngEpacket Việt Nam muốn chia sẻ với các bạn như:

Chỉ là những tảng băng trôi

Những tảng băng trôi cũng được coi như một kì quan của vùng cực, tưởng tượng được bơi thuyền giữ một vùng biển mênh mông với vô số những tảng băng trôi thật sự sẽ mang lại rất nhiều cảm xúc.

Băng ở Bắc Băng Dương chia làm ba loại: băng vĩnh cửu, băng trôi (phần băng ở rìa của băng vĩnh cửu) và cuối cùng là loại băng hình thành vào mùa đông xung quanh các tảng băng trôi và các vùng đất quanh Bắc Băng Dương.

Lượng băng ở Bắc Cực đang giảm do nhiệt độ của nước biển ngày càng tăng do sự nóng lên toàn cầu.

Nhiều tảng băng vĩnh cửu đang tan chảy và mùa hè tạo thành băng trôi nhưng lại ít được tái tạo lại vào mùa đông, gây ảnh hưởng không ít đến những loài động vật sống tại đây.

Các hiện tượng tự nhiên hiếm có

Vùng biển Bắc Băng Dương đầy bí ẩn và nhiều điều thú vị, trong đó phải kể đến Bắc Cực Quang – hiện tượng quang học độc đáo với những dải màu sắc chuyển động như dải lụa, phát sáng trên bầu trời đêm.

Hay là hiện tượng Mặt Trời Giữa Đêm: Vào những ngày hạ chí (giữa mùa hè) của Cực Bắc trục quay của trái đất có góc nghiêng lớn nhất về phía Mặt Trời, ta có thể nhìn thấy Mặt Trời liên tục 24 giờ mỗi ngày, đến nỗi người ta tưởng tượng như mặt trời đang mọc ngay lúc giữa đêm.

Bắc Băng Dương

Văn hóa người bản địa

Khác với Nam Băng Dương thì Bắc Băng Dương có những tộc người sinh sống.Một số tộc người bản địa sinh sống ở khu vực Bắc Cực ngày nay bao gồm:

  • Người Inuit
  • Yupik
  • Aleut và Saami.

Họ cố gắng duy trì những nét văn hóa truyền thống hàng thế kỷ của mình như chăn tuần lộc, câu cá và săn bắn. Họ săn gấu bắc cực, hải cẩu và cáo để lấy lông và làm thức ăn.

Tuy có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng Bắc Băng Dương cũng nổi tiếng là vùng biển có cảnh quan hùng vĩ và hoang sơ vào bậc nhất trên thế giới.

Chính vì vậy mà hàng năm vẫn thu hút một lượng khách du lịch tới khám phá khu vực này trong các chuyến du lịch và thám hiểm đặc biệt. Hầu hết các chuyến đi được bắt đầu từ đảo Svalbard ở Na Uy hoặc Nuuk ở Greenland.

Mới đây làng Teriberka phía Bắc nước Nga, bị bỏ hoang từ những năm 1960 nay được hồi sinh bởi có nhiều cảnh trong The Leviathan, bộ phim đoạt giải kịch bản xuất sắc nhất liên hoan phim Cannes 2014 trở thành điểm du lịch nhiều tiềm năng.

Tài nguyên thiên nhiên

Các mỏ dầu và khí thiên nhiên, các mỏ sa khoáng, kết hạch mangan, cát và cuội xây dựng, cá, hải cẩu và cá voi có thể tìm thấy rất nhiều ở khu vực này.

Các mỏ khoáng sản lớn như mỏ thiếc Red Dog ở Alaska, mỏ Diavik Diamond ở Northwest Territories, Canada, và Sveagruva ở Svalbard. Các mỏ lớn đang được khai thác là mỏ sắt Baffinland ở Nunavut, và mỏ sắt Isua ở Greenland.

Khai thác vàng ở Alaska cũng phổ biến. Mỏ vàng Fort Knox là mỏ lớn nhất trong lịch sử Alaska.

“Vùng chết chính trị” gần trung tâm của biển cũng là nơi có nhiều tranh chấp giữa Hoa Kỳ, Nga, Canada, Na Uy, và Đan Mạch.

Nó có ý nghĩa đối với thị trường năng lượng toàn cầu vì nó có thể chứa 25% hoặc hơn lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được phát hiện của thế giới. USGS ước tính có khoảng 22% lượng dầu và khí đốt của thế giới có thể nằm bên dưới Bắc Băng Dương.

Số liệu năm 2008 của USGS ước tính có khoảng 90 tỷ thùng dầu và 47 ngàn tỉ m3 khí thiên nhiên, chiếm 13% lượng dầu chưa được khám phá trên thế giới và 50% lượng khí đốt chưa được phát hiện.

Hơn 50% lượng dầu phát hiện ngoài khơi biển Alaska (30 tỷ thùng) ở lưu vực còn lại (9,7 tỷ thùng) trong khu vực của Greenland.

70% trữ lượng khí đốt tập trung ở khu vực Đông Siberia, ở phía đông của Biển Barents và ngoài khơi bờ biển Alaska.

Vấn đề môi trường

Lớp băng ở Bắc cực đang mỏng dần, và trong một vài năm cũng có lỗ hổng theo mùa trong tầng ôzôn.

Việc suy giảm khu vực phủ băng ở Bắc Băng Dương làm giảm suất phản chiếu trung bình của Trái Đất, có thể đẫn đến sự ấm lên toàn cầu theo cơ chế phản hồi tích cực.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng Bắc Cực có thể không còn băng lần đầu tiên trong lịch sử con người vào năm 2040.

Các nhà khoa học hiện đang quan tâm rằng nhiệt độ trái đất nóng lên ở Bắc Cực có thể làm cho một lượng lớn nước tan từ băng sẽ bổ sung thêm nước cho vùng Bắc Đại Tây Dương, có thể làm gián đoạn cơ chế hải lưu toàn cầu.

Những thay đổi nghiêm trọng về khí hậu của Trái Đất có thể xảy ra sau đó.

Các vấn đề môi trường khác liên quan đến sự ô nhiễm phóng xạ của Bắc Băng Dương như các vị trí thải chất thải hạt nhân của Nga ở biển Kara và các vị trí thử nghiệm hạt nhân trong chiến tranh lạnh như Novaya Zemlya.

Các dòng hải lưu

Các dòng hải lưu tại vùng biển Bắc Băng Dương:

  • Hải lưu Đông Greenland
  • Hải lưu Tây Greenland
  • Hải lưu Na Uy
  • Hải lưu đảo Baffin

Vùng biển Bắc Băng Dương đầy bí ẩn và nhiều điều thú vị, trong đó phải kể đến Bắc Cực Quang – hiện tượng quang học độc đáo khi những dải màu sắc chuyển động như một dải lụa, phát sáng trên bầu trời đêm.

Trên đây là một số thông tin về Bắc Băng DươngEpacket Việt Nam muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về biển Bắc Băng Dương ở đâu chính xác nhất

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *