DDP là gì? Vai trò người gửi và nhận hàng của điều kiện ĐP

DDP là gì? Vai trò của người gửi hàng và người nhận hàng trong XNK DDP là gì? DDP là một điều kiện thương mại quốc tế nằm trong số 11 điều kiện giao hàng của hệ thống Incoterms 2020.

DDP được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nhưng nhiều công ty xuất nhập khẩu vẫn còn rất lúng túng khi sử dụng điều kiện này.

Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu điều kiện DDP là gì? và vai trò của nó như thế nào. Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

DDP là gì

DDP là gì?

DDP (viết tắt bởi cụm từ: Delivered Duty Paid, nghĩa là: Giao đã trả thuế) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) công bố.

Theo điều kiện DDP, người bán chịu trách nhiệm Giao hàng đã thông quan nhập khẩu, có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.

DDP được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

DDP là gì

Giá DDP là gì? Cách tính giá DDP

Giá DDP là tổng các chi phí các bên thỏa thuận trong hợp đồng, mỗi bên chịu trách nhiệm thanh toán những chi phí tương ứng theo điều khoản:

  • Người bán thanh toán chi phí liên quan đến thủ tục xuất – nhập khẩu, phí giao chứng từ cho người mua, thuê hãng vận chuyển, chi phí kiểm tra hàng hóa,… đến khi hàng hóa được giao tới địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Người mua thanh toán chi phí gồm tiền hàng, chi phí liên quan tới lô hàng sau khi nhận hàng, chi phí dỡ hàng (nếu trong hợp đồng không quy định người bán trả) từ khi nhận được hàng hóa tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Nội dung điều kiện giao hàng DDP

Chi tiết nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong giao hàng DDP như sau:

Nghĩa vụ của người bán (Seller)

Nghĩa vụ của người bán sẽ bao gồm:

Nghĩa vụ chung

Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kì bằng chứng phù hợp mà có thể được đề cập đến trong hợp đồng.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.”

Giao hàng

Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng đã thông quan nhập khẩu dưới sự định của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến quy định vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.

Chuyển giao rủi ro

Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.

Vận tải

Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến định hoặc địa điểm chỉ định tại nơi đến quy định. Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết định được theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.

Bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Chứng từ giao hàng/vận tải

Bằng chi phí của mình người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ để người mua có thể nhận được hàng.

Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu được quy định ở nước xuất khẩu/quá cảnh nhập khẩu, như là:

  • Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
  • Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
  • Giám định hàng hóa; và
  • Bất kỳ quy định pháp lý nào.

Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu

Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định ở mục A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói.

Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.

Phân chia chi phí

Người bán phải trả:

  1. Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa và vận chuyển hàng hóa tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9;
  2. Chi phí dỡ hàng tại điểm giao hàng nên chúng năm trong hợp đồng vận tải của người bán;
  3. Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao;
  4. Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu và bất kì chi phí nào khác có liên quan đến việc làm thủ tục hải quan theo như mục A7; và
  5. Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B5 và B7.

Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng.

Nghĩa vụ của người mua (Buyer)

Người mua sẽ có các nghĩa vụ bao gồm:

Nghĩa vụ chung của người mua

Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

Nhận hàng

Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2.

Chuyển giao rủi ro

Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2.

Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo như mục B7, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

Vận tải

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.

Bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua phải cung cấp cho người bán nếu người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có thể mua bảo hiểm.

Bằng chứng của việc giao hàng

Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như mục A6.

Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu

Kể cả các thông tin an ninh hay giám định quy định bởi nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu như là:

  • Giấy phép xuất khẩu/ quá cảnh/ nhập khẩu;
  • Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh nhập khẩu;
  • Giám định hàng hóa; và
  • Bất kỳ quy định pháp lý nào.

Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu

Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán.

Phân chia chi phí

Người mua phải:

  1. Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2;
  2. Mọi chi phí cần thiết để dỡ hàng hóa xuống tại địa điểm giao hàng, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký kết, và
  3. Hoàn trả bất kỳ chi phí phát sinh nào do người bán trả nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo như mục B7 hoặc không hoàn thành việc thông báo cho người bán theo mục B10, với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp đồng.

Thông báo cho người bán

Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao hàng và/hoặc địa điểm đến hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

DDP là gì

Cách dung dụng DDP trong xuất nhập khẩu

Hướng dẫn sử dụng DDP trong xuất nhập khẩu như sau:

Về phương thức vận tải

Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều – phương tiện vận tải tham gia.

Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (DDP – Delivered Duty Paid)

Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hỏa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.

Các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm vì thứ nhất, rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang cho người mua tại điểm giao hàng, thế nên tốt nhất là hai bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi giao hàng.

Thứ hai, người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng đến điểm giao hàng, bao gồm cả thông quan nhập khẩu, tức là đây cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua. Cuối cùng, địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến đó.

Nếu xảy ra vấn đề gì với hàng hóa trước khi hàng tới điểm giao hàng, mọi tôn thất sẽ do người bán chịu. Ví dụ người bán sẽ phải chịu tất cả các loại phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá trình vận tải. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.

Chú ý dành cho người xuất khẩu

Người xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng mà người bán còn phải thông quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT và bất kì loại thuế nào khác phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác.

Người bán nên chú ý đến mục 5 dưới đây đề cân nhắc xem có sử dụng điều kiện DDP hay không.

Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định

Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ phải chi trả cho chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ được người hoàn trả chi phí này.

Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Như đã nhắc tới ở mục 3, điều kiện DDP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu cần, cũng đồng thời là phải thông quan nhập khẩu và trả bất kỳ loại phí và thuế nhập khẩu nào để hoàn tất các thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu.

Nếu người bán cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức thông quan nhập khẩu cho lô hàng, và cảm thấy người mua có khả năng và thuận lợi hơn mình trong việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì người bán nên cân nhắc sử dụng điếu kiện DAP hoặc DPU, theo đó thì người bán vẫn phải đưa hàng hóa đến điểm giao hàng nhưng sẽ không phải làm các thủ tục nhập khẩu.

Người mua nên dùng DDP khi nào?

Điều kiện DDP được sử dụng cho tất cả các hình thức vận chuyển kể cả khi vận chuyển đa phương thức. Người mua nên lựa chọn điều kiện DDP trong trường hợp người bán có khả năng làm tốt các thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng.

DDP là gì

Sử dụng DDP Incoterms như thế nào cho hiệu quả?

DDP Incoterms 2020 Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.

Nếu trong hợp đồng thương mại người bán không có khả năng làm thủ tục nhập khẩu thì nên cân nhắc chọn điều kiện DAP hoặc DPU.

DDP và DAP khác nhau gì?

Sau đây Epacket Việt Nam sẽ gửi tới cá bạn thông tin về sự khác biệt của DDP và DAP như:

Giống nhau

Người bán giao hàng tại quốc gia người nhập khẩu, địa điểm thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng Người bán làm thủ tục xuất khẩu, thực hiện tất cả nghĩa vụ, chi phí, rủi ro cho tới khi hàng hóa được giao cho người mua tại địa điểm quy định. Dỡ hàng hóa nếu trong hợp đồng quy định

Người mua thực hiện tất cả nghĩa vụ, chi phí, rủi ro khi nhận hàng hóa từ người bán tại địa điểm quy định. Dỡ hàng hóa và thanh toán tiền hàng

Khác nhau

Các điểm khác nhau của DDP và DAP như:

DDP  DAP
Khái niệm Là một phương thức giao hàng đã nộp thuế, người mua chịu trách nhiệm về cả hàng hóa và thủ tục hải quan nhập khẩu. Là phương thức giao hàng tại nơi đến, rủi ro trong quá trình giao hàng do người bán chịu. Không bao gồm nghĩa vụ dỡ hàng hoặc thông quan hàng hóa nhập khẩu và do đó thường được sử dụng cho các giao dịch nội địa.
Thủ tục nhập khẩu Người bán phải làm thủ tục nhập khẩu Người mua phải làm thủ tục nhập khẩu

DDP và CIF khác nhau gì?

Vậy thì nhập khẩu DDP và CIF có gì giống và khác nhau?

Giống nhau

  • Đều là hình thức nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, và sử dụng đường biển để chuyển hàng về nước an toàn, tiết kiệm.
  • Nhập khẩu theo điều kiện CIF hay DDP nghĩa là người bán thanh toán chi phí vận chuyển đã bao gồm thuế hải quan, thuế VAT.

Khác nhau

  • Nhập khẩu DDP có chi phí thấp hơn vì không đề cập đến vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
  • Nhập khẩu CIF quý khách sẽ được hỗ trợ mua bảo hiểm, nhưng người bán không đứng ra chịu trách nhiệm cho đơn hàng của khách nếu có vấn đề, rủi ro xảy ra. Và chi phí cao hơn chút so với DDP.
  • Ngoài hình thức nhập khẩu CIF và DDP, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách nhập khẩu FOB – giao hàng lên tàu hoặc rất nhiều cách nhập hàng khác.

Nên chọn DDP hay CIF

Nói một cách đơn giản, nhập khẩu theo hình thức CIF và DDP đó chính là nhập hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam bằng đường biển. Và cách này có nghĩa là người mua chỉ việc trả tiền hàng, tiền cước phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về nội địa.

Còn mọi thủ tục thông quan, giấy tờ, tiền thuế, bảo hiểm… sẽ được đơn vị nhận nhập hàng từ nước ngoài về chịu trách nhiệm, hoàn tất thủ tục. Miễn sao đơn hàng của bạn về nước an toàn, đúng thời gian dự kiến với mức phí hợp lý.

Khi dung DDP càn lưu ý gì?

DDP cũng giống như các điều kiện khác như:

  • Giao tại xưởng (EXW)
  • Giao cho người chuyên chở (FCA)
  • Giao tại bến (DAT)
  • Giao tại nơi đến (DAP)
  • Giao hàng đã nộp thuế (DDP)
  • Giao dọc mạn tàu (FAS)
  • Giao lên tàu (FOB)

Thì nơi được chỉ định là nơi diễn ra việc giao hàng và cũng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Vì vậy, cần quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt khi thỏa thuận trong hợp hợp đồng về điều khoản giao hàng. học kế toán thuế ở đâu

Điều kiện Incoterms 2010 được lựa chọn phát huy tác dụng khi các bên chỉ định một nơi hoặc một cảng, và sẽ là tối ưu nếu các bên quy định chính xác nơi hoặc cảng đó. Chẳng hạn cần quy định như: “DDP 38 Cours Albert 1er, Paris, France Incoterms 2010”. Như vậy sẽ tránh xảy ra những tranh chấp giữa hai bên về địa điểm giao hàng.

Trên đây là thông tin về điều kiện DDP là gì? do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho cho bạn đọc

Nếu quan tâm tới các thông tin khác trong lĩnh vực Logistics thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *