Với các doanh nghiệp dù to hay nhỏ, trong nước hay ngoài nước thì thuế luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) cũng là một loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm vững. Vậy GST là gì? Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu thông tin về GST qua bài viết dưới đây.
GST là gì?
Thuế hàng hóa và dịch vụ trong tiếng Anh là Goods and Services Tax, viết tắt là GST.
Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) là thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trong nước.
Bản chất của GST
GST được trả bởi người tiêu dùng. Nói cách khác người tiêu dùng là người nộp thuế hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, GST được nộp cho chính phủ bởi các doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ.
Trong thực tế, thuế hàng hóa và dịch vụ cung cấp doanh thu cho chính phủ.
Đặc trưng của GST
- Thuế hàng hóa và dịch vụ là một loại thuế gián thu. Nói cách khác, thuế hàng hóa và dịch vụ là một bộ phận cấu thành vào giá của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đối tượng chịu thuế lại là những người tiêu dùng cuối cùng.
- Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế này vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Người tiêu dùng mua sản phẩm dịch vụ phải trả số tiền bao gồm giá của hàng hóa, dịch vụ đó cộng thêm GST.
- Thuế hàng hóa và dịch vụ cũng được gọi là Thuế giá trị gia tăng (VAT) ở một số quốc gia.
Ý nghĩa của Goods and Services Tax
Khi đăng ký thuế GST doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thu thuế GST từ khách hàng của mình dựa vào hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Và sau đó sẽ nộp lại thuế thu được cho cơ quan thuế.
Ví dụ như nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng nào đó với giá 100$ thì doanh nghiệp cần phải viết hoá đơn cho khách hàng là 107$ tức là 100$ cho dịch vụ cung cấp và 7% thuế GST. Phần thuế GST trên hoá đơn này chính là phần doanh nghiệp thu hộ cho cơ quan thuế từ khách hàng, sau đó gửi đến Cục thuế theo quý thông qua việc nộp thuế GST.
Thuế GST có bắt buộc đăng ký không?
Theo khái niệm GST là một loại thuế tự đánh giá và các doanh nghiệp được yêu cầu phải liên tục đánh giá sự cần thiết trong việc đăng ký thuế GST. Đăng ký thuế GST có 2 trường hợp sau:
Trường hợp bắt buộc
Đăng ký thuế GST là bắt buộc khi trong những trường hợp:
- Doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp trong 12 tháng trước đó hơn 1 triệu SGD;
- Doanh nghiệp có doanh thu hiện tại hoặc doanh thu kỳ vọng vượt hơn 1 triệu SGD trong 12 tháng kế tiếp;
Khi ở trong những trường hợp này, nếu không đăng ký sẽ bị phạt. Có những trường hợp trốn đăng ký, những quy định này nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp thành lập và hoạt động mà cố ý chỉ giữ ở mức doanh thu ít hơn ngưỡng quy định để trốn tránh việc đăng ký GST.
Trường hợp tự nguyện
Ở đây doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký GST tự nguyện nếu như không thuộc diện đăng ký bắt buộc và cần thoả mãn các điều kiện sau:
- Doanh thu hằng năm không lớn hơn 1 triệu SGD;
- Doanh nghiệp chỉ cung cấp hàng hoá bên ngoài lãnh thổ
- Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính thuộc dạng miễn thuế và được xem như những dịch vụ quốc tế
Khi đăng ký tư nguyện thì doanh nghiệp có thể được hưởng những lợi ích về việc công bố thuế đầu vào phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh.
Và đặc biệt là khi doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ với mức thuế GST 0% là các dịch vụ xuất khẩu hay quốc tế. Chú ý khi đã đăng ký tự nguyện thì doanh nghiệp bắt buộc phải duy trì việc đăng ký tối thiểu là 2 năm và doanh nghiệp cần phải lưu giữ hồ sơ ít nhất là trong vòng 5 năm, kể cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động và huỷ bỏ việc đăng ký. Doanh nghiệp cùng cần phải tuân thủ các điều kiện bổ sung mà cơ quan thuế đưa ra.
GST và thực phẩm
Nếu quý vị kinh doanh thực phẩm trong doanh nghiệp của thì quý vị cần biết những mặt hàng nào sẽ tính thuế GST.
Không phải tất cả thực phẩm bán ra đều là hàng chịu thuế. Một số thực phẩm bán ra được miễn GST. Quý vị không đưa GST vào trong giá bán thực phẩm được miễn GST.
Ví dụ về thực phẩm và đồ uống ‘miễn GST’
- Bánh mì lát và bánh mì cuộn không có lớp bọc đường hoặc lớp phủ ngọt
- Nguyên liệu nấu ăn như bột, đường và hỗn hợp làm bánh
- Chất béo và dầu để nấu ăn
- Sữa không hương liệu, kem, phô mai và trứng
- Gia vị và nước sốt
- Nước ép trái cây hoặc rau quả chứa ít nhất 90% khối lượng nước ép trái
- Cây hoặc rau quả
- Nước uống đóng chai
- Trà và cà phê (trừ khi nó đã pha sẵn để uống)
- Thức ăn trẻ em và sữa bột công thức trẻ em (dưới 12 tháng tuổi)
- Thịt cho người ăn (trừ bữa ăn chuẩn bị trước hoặc đồ ăn nhẹ)
- Trái cây, rau, cá và súp (nhưng không phải súp nóng)
- Các đồ phết, chẳng hạn như mật ong, mứt và bơ lạc
- Ngũ cốc ăn sáng
Mặc dù mặt hàng của quý vị có thể được miễn GST nhưng nó vẫn có thể bị đánh thuế trong một số trường hợp. Ví dụ, bánh mì cuộn được miễn GST trừ khi quý vị bán chúng trong nhà hàng và khách hàng của quý vị ăn chúng tại nhà hàng.
Ví dụ về ‘thực phẩm và đồ uống chịu thuế’
- Các sản phẩm bánh như bánh gatô, bánh ngọt và bánh nướng
- Bánh quy, bánh giòn, bánh quy giòn, bánh quy xoắn, ốc quế, và bánh xốp
- Đồ ăn nhẹ mặn như khoai tây chiên
- Bánh kẹo bao gồm sô cô la, kẹo gôm và bánh muesli dạng thanh
- Kem và các sản phẩm tương tự
- Nước ngọt và sữa có hương liệu như sữa sô cô la
- Đĩa thức ăn
- Đồ ăn bán trên thị trường được chuẩn bị sẵn như bữa ăn như sushi, cà ri và các món cơm
- Tất cả thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ trong khuôn viên bán hàng, ví dụ, nhà hàng và quán cà phê
- Tất cả đồ ăn nóng được bán dưới dạng take-away
- Đồ ăn không dành cho con người, ví dụ đồ ăn cho thú cưng
- Thực phẩm tương tự với thực phẩm được liệt kê cụ thể trong luật GST phải chịu thuế
- Đồ uống và các nguyên liệu đồ uống không được liệt kê trong luật GST là miễn GST
- Các sản phẩm không được coi là thực phẩm theo luật GST cho đến khi chúng được chế biến hoặc xử lý. Chúng bao gồm:
-
- Động vật sống không phải là động vật giáp xác hoặc động vật thân mềm
- Hạt giống, ngũ cốc hoặc mía chưa qua chế biến và chưa được xử lý
- Thực vật sống (ví dụ như một mầm rau xà lách hoặc rau thơm trồng trong chậu)
Thực phẩm được bán và tiêu thụ ảnh hưởng đến GST ở đâu?
Tất cả thực phẩm và đồ uống được bán với mục đích tiêu thụ tại nơi diễn ra việc mua bán đều phải chịu thuế. Điều này đồng nghĩa với việc giá thực phẩm và đồ uống mà quý vị tính cho khách hàng đã bao gồm GST và quý vị phải trả GST đó cho chúng tôi nếu quý vị bán thực phẩm và đồ uống tại những nơi như:
- Nhà hàng hoặc quán cà phê, quán ăn nhẹ hoặc khán đài, khách sạn, câu lạc bộ, tàu thuyền, buổi liên hoan tập thể và những địa điểm xung quanh những nơi như vậy
- Các địa điểm liên quan đến vui chơi, thể thao hoặc giải trí, chẳng hạn như
-
- Sân thể thao
- Sân golf
- Phòng tập gym
- Trường đua
- Rạp hát
- Bảo tàng
- Phòng triển lãm
- Rạp chiếu phim
- Công viên giải trí
Thuế GST có được miễn không? Trường hợp nào miễn?
Trường hợp doanh nghiệp chỉ cung cấp các dịch vụ có tỷ suất thế là 0% thì các doanh nghiệp có thể nộp đơn xin miễn đăng ký GST, kể cả khi doanh nghiệp tính thuế vượt qua mức quy định phải đăng ký.
Khi làm điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các thủ tục hành chính nếu đăng ký thuế GST bởi không cần khai báo lại và không cần phải nộp thuế IRAS vì chi phí chính là thuế đầu vào. IRAS sẽ chấp nhận miễn đăng ký, nếu như hơn 90% các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có tỷ suất thuế 0% và thuế đầu vào cao hơn thuế đầu ra.
Cách hủy đăng ký thuế Goods and Services Tax
Việc huỷ đăng ký GST là doanh nghiệp hoạt động hoặc bị bán cho chủ khác hoặc khi con số doanh thu không vượt quá 1 triệu SGD. Doanh nghiệp cần phải nộp mẫu đơn đăng ký, cùng với tài liệu liên quan cho cơ quan thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc.
Doanh nghiệp đăng ký thuế GST tự nguyện nhận được lợi ích gì?
Việc này còn liên quan đến nhiều yếu tố khác. Nếu như doanh nghiệp bị bắt buộc phải đăng ký thuế GST thì không có sự lựa chọn nào khác. Nhưng các doanh nghiệp có thể xem xét về ưu điểm và nhược điểm của việc đăng ký thuế GST. Lợi ích:
Đối với Chính Phủ
- GST sẽ tạo ra nguồn thuế thu nhập ổn định mà Chính phủ có thể dự đoán được trong cả 2 môi trường kinh tế mạnh và suy thoái
- Đây là loại thuế hiệu quả do các chi phí tương đối thấp về thủ tục hành chính và thu thuế
- Cho phép Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Đối với doanh nghiệp cá nhân
- Đa phần các doanh nghiệp lớn đều phải đăng ký GST. Khi đã đăng ký GST sẽ được khách hàng nhận diện là một doanh nghiệp có quy mô nhất định
- GST là thuế công bằng. Chỉ đánh thuế những người tự kinh doanh và người làm nhận lương khi họ chi tiêu tiền
- Thuế GST chỉ đánh vào việc chi tiêu. Tiết kiệm và đầu tư sẽ không bị đánh thuế. Việc này khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư vào hoạt động sản xuất nhiều hơn
- Chi phí kinh doanh giảm xuống, góp phần làm giảm giá thành.
Hạn chế
- Đăng ký thuế GST là gánh nặng hành chính đi kèm là các nhiệm vụ và trách nhiệm
- Cần học những vấn đề phức tạp của thuế GST hoặc phải cần đến kế toán để thực hiện việc này
- Doanh nghiệp đăng ký thuế GST có thể tăng giá bán lên 7%
- Loại hàng hoá và dịch vụ nào phải chịu thuế GST?
- Thuế GST sẽ được tính vào nguồn cung hàng chịu thuế. Nguồn hàng chịu thuế là nguồn hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp. Nguồn hàng chịu thuế có thể áp mức thuế tiêu chuẩn 7% hoặc là 0%.
- Nguồn hàng hoá dịch vụ tỷ suất 0% chịu thuế GST là 0%. Một doanh nghiệp có nguồn hàng 0% vần có quyền yêu cầu hoàn lại một khoản tiền thuế đầu ra vào khi đã chi trả mua nguyên liệu đầu vào.
- GST không tính trên các nguồn hàng miễn thuế, gồm 2 dịch vụ bán và cho thuê các khu đất dân cư và dịch vụ tài chính.
Quy trình/thủ tục đăng ký thuế GST như thế nào?
Mẫu đăng ký thuế GST (GST F1) và những tài liệu hỗ trợ cần phải được gửi đến cơ quan thuế. Và một mẫu khác nữa (GSTF 3) là cung cấp chi tiết hầu như tất cả các đối tác thành viên phải được hoàn thành trong trường hợp có quan hệ đối tác.
Có mẫu đơn hoặc quy trình riêng biệt dành riêng cho doanh nghiệp nước ngoài đăng ký theo nhóm hoặc đăng ký riêng lẻ. Những người nước ngoài đăng ký cần phải có một cơ quan hoặc doanh nghiệp địa phương đại diện, có giấy tờ đi kèm với đơn đăng ký.
Nộp, thu và thực hiện thuế GST như thế nào?
- Doanh nghiệp đã đăng ký GST, doanh nghiệp có trách nhiệm thu thuế GST trên hàng hoá và dịch vụ cung cấp và nộp lại thuế GST cho IRAS
- Doanh nghiệp có thể tính thuế GST trên giá bán hoặc là cung cấp giá đã bao gồm thuế GST
- Khi kinh doanh thương mại doanh nghiệp cần báo giá đã gồm GST trên tất cả mọi nơi từ hiển thị giá, quảng cáo, truyền thông ra công chúng…..
- Trường hợp nếu không hiển thị sẽ xem như vi phạm pháp luật và bị xử phạt
- Khi thanh toán cho khách hàng phải xuất hoá đơn thuế khi khách hàng là một cá thể đã đăng ký thuế GST để sau có thể sử dụng hoá đơn này như một chứng từ để yêu cầu hoàn lại thuế đầu vào khi mua hàng có mức đánh thuế chuẩn
- Khi được trả thuế GST, doanh nghiệp phải in hoá đơn biên nhận cho người đóng thuế, nếu doanh nghiệp không xuất hoá đơn thuế hoá đơn thuế đơn giản
- Doanh nghiệp phải lưu giữ tất cả chứng từ trong tất cả các giao dịch kinh doanh vì sẽ ảnh hưởng đến việc khai báo thuế về sau
- Nên thực hiện khai báo thuế đầu vào trong kỳ kế toán theo ngày trên hoá đơn thuế hoặc giấy phép nhập khẩu.
Nộp hồ sơ khai báo thuế như thế nào?
- Doanh nghiệp khi đăng ký thuế GST thì yêu cầu phải nộp tờ khai (GST F5) để các cơ quan thuế dựa theo chu kỳ kế toán, thường sẽ theo quý.
Ở phần khai báo doanh nghiệp sẽ nêu ra tổng giá trị hàng bán nội địa, hàng xuất khẩu và hàng mua từ các doanh nghiệp cũng đăng ký GST, phần thuế GST thu được và phần thuế yêu cầu hoàn lại cho kỳ kế toán đó. - Hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện khai báo thuế điện tử. Khi doanh nghiệp đã bắt đầu khai báo thuế điện tử GST F5 thì lần khai báo tiếp sẽ thực hiện trực tuyến vào cuối kỳ kế toán.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo răng IRAS nhận được khai báo không được trễ hơn một tháng sau khi kết thúc kỳ kế toán theo quy định của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải nộp thuế GST ròng trong vòng 1 tháng sau khi kết thúc kỳ kế toán. Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu như nộp thuế trễ. Thuế GST thường sẽ được hoàn lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo hoàn thuế.
Một số câu hỏi về thuế GST
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thu thuế GST?
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thu thuế GST. Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký thuế GST và thu thuế GST chỉ khi doanh thu hằng năm là hơn 1 triệu SGD.
Khi thu thuế GST từ khách hàng, các doanh nghiệp có thể khấu trừ phần thuế GST từ các nhà cung cấp hay không?
Phần thuế GST mà doanh nghiệp thu của khách hàng được xem là thuế đầu ra trong khi thuế GST mà các nhà cung cấp thu của doanh nghiệp được gọi là thuế đầu vào. Phần mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế là phần chênh lệch giữa thuế đầu ra và thuế đầu vào.
Nếu doanh nghiệp không đăng ký thuế GST thì có được thu thuế GST không?
Điều này đương nhiên là không thể. Thuế GST chỉ được thu bởi doanh nghiệp đã đăng ký thuế GST.
Trên đây là thông tin về thuế hàng hóa và dịch vụ GST do Epacket Việt Nam đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Công Ty CP Giao Nhận ISO
Địa chỉ Hà Nội: A13 lô 4, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Địa chỉ Tp Hồ Chí Minh: 54/3/8 Bạch Đằng, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 02438 625 625
Điện thoại: 0366 555 888
Email: info@epacket.vn
Website: https://epacket.vn