Taiwan là nước nào? Taiwan ở đâu? Nguồn gốc tên gọi Taiwan là gì? Từ lâu đây là quốc gia có nhiều người Việt tới sinh sống và làm việc.
Tuy nhiên, bạn có biết liệu quốc gia này có liên quan gì tới Trung Quốc không? Nơi đây nổi tiếng điều gì? Tới Taiwan du lịch ở đâu?
Hãy cùng Epacket Việt Nam khám phá chi tiết qua nội dung sau nhé!
Taiwan là nước nào?
Taiwan là tên gọi của đất nước Đài Loan. Tên chính thức của quốc gia này là Trung Hoa Dân quốc, đây là đảo quốc và quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á. Ngày nay, do ảnh hưởng từ vị thế lãnh thổ cùng nhiều yếu tố chính trị nên trong một số trường hợp, quốc gia này còn được gọi là Đài Loan (bính âm: Táiwān) hay Đài Bắc Trung Hoa
Đảo có sự tương phản giữa 2/3 lãnh thổ, chủ yếu ở phía đông gồm là vùng đồi núi hiểm trở, có 5 dãy núi chạy từ bắc xuống nam của đảo. Đồng bằng tập trung ở phía tây và cũng là nơi sinh sống của hầu hết cư dân Đài Loan.
Điểm cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn cao tới 3.952 mét và 5 ngọn núi khác có độ cao trên 3.500 mét. Đài Loan được xếp là hòn đảo cao thứ tư trên thế giới. Công viên Quốc gia Taroko (Thái Các Lỗ) nằm ở vùng đồi núi phía đông của hòn đảo là một ví dụ điển hình cho địa chất, công viên có các hẻm núi và bị xói mòn bởi một dòng sông chảy siết.
Taiwan ở đâu?
Đảo Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, phía Đông Nam của Trung Quốc đại lục, ở giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan
Đài Loan có diện tích vào khoảng 36.000 km², là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với khoảng 70% diện tích là đồi núi, vùng đồng bằng tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển phía tây. Do nằm tại giao giới giữa khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên cùng hệ sinh thái tương đối phong phú và đa nguyên.
Ví trí đảo Đài Loan
Thủ đô của Đài Loan được đặt tại Đài Bắc, thành phố lớn nhất là Tân Bắc bao quanh Đài Bắc, tổng nhân khẩu được ước tính vào khoảng 23,5 triệu người với thành phần chủ yếu là người Hán, dân nhập cư đến từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đông Nam Á và số ít thổ dân Đài Loan.
Chính phủ Trung ương Taiwan nằm ở Đài Bắc, thành phố lớn nhất là Tân Bắc, nằm bao quanh Đài Bắc. Đài Loan gần với tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, chủ yếu là người Đài Loan bản xứ, Trung Quốc lục địa và 1 phần rất nhỏ người lai Mỹ. Ở đây chủ yếu nói tiếng Trung nhưng theo giọng Quảng Đông.
Đài Loan có nền kinh tế phát triển, cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore được xem như là 4 con rộng Châu Á. Không chỉ phát triển về lĩnh vực công nghệ, điện tử mà du lịch Đài Loan cũng có nhiều điểm thu hút.
Nguồn gốc tên gọi Taiwan là gì?
Có nhiều thuyết về nguồn gốc tên gọi nước “Đài Loan”, trong văn thư từ thời Minh trở đi, Đài Loan cũng được ghi là “Đại Viên” (大員, Dà yuán), Đài Viên (臺員, Tái yuán), hay Kê Lung Sơn (雞籠山, Jī lóngshān), Kê Lung (雞籠, Jī lóng), Bắc Cảng (北港, Běigǎng), Đông Phiên (東蕃, Dōng fān) “Đại Viên” bắt nguồn từ Taian hoặc Tayan, dùng để gọi người ngoại lai trong ngôn ngữ của người Siraya tại Nam Đài Loan; người Hà Lan trong thời kỳ thống trị Đài Loan gọi đảo là Taioan, dịch âm (tiếng Mân Nam) sang chữ Hán là Đại Viên (大員, Dà yuán), Đại Uyển (大苑, Dà yuàn), Đài Viên (臺員, Tái yuán), Đại Loan (大灣, Dà wān) hoặc Đài Oa Loan (臺窩灣, Tái wō wān), danh xưng này nguyên bản là chỉ phụ cận khu vực An Bình, Đài Nam hiện nay. Thời kỳ Minh Trịnh, danh xưng “Đại Viên” (大員, Dà yuán) bị loại bỏ, gọi toàn đảo là “Đông Đô” (東都, Dōngdū), “Đông Ninh” (東寧, Dōng níng). Sau khi đảo thuộc nhà Thanh, triều đình đặt phủ Đài Loan, từ đó, “Đài Loan” chính thức trở thành danh xưng cho toàn đảo
Năm 1554, tàu buôn của người Bồ Đào Nha đi qua vùng biển Đài Loan, thủy thủ nhìn từ xa thấy Đài Loan rất đẹp nên hô vang Ilha Formosa! – có nghĩa là ‘hòn đảo xinh đẹp’. Trước thập niên 1950, các quốc gia châu Âu chủ yếu gọi Đài Loan là “Formosa”.
Năm 1905, khi Tôn Trung Sơn triệu tập hội nghị trù bị Trung Quốc Đồng minh hội tại Nhật Bản, trong “Trung Quốc Đồng minh hội minh thư” đề xuất cương lĩnh “xua đuổi Thát Lỗ, khôi phục Trung Hoa, sáng lập dân quốc, bình đẳng về ruộng đất”, đặt tên cho chế độ cộng hòa chưa được thành lập tại Trung Quốc là “Trung Hoa Dân Quốc”. Ông nhận thấy rằng dù các chế độ cộng hòa đại đa số thi hành chế độ dân chủ đại nghị, song để xác lập rõ ràng cũng như riêng biệt những nguyên tắc chủ quyền quốc gia thuộc toàn thể quốc dân đồng thời hướng tới tiến hành dân quyền trực tiếp như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đang thực thi thì phải chọn ra một danh xưng hoàn chỉnh, nên mới chọn quốc hiệu là “Trung Hoa Dân Quốc”.
Sau khi Trung Hoa Dân Quốc dời sang Đài Loan vào năm 1949, từ thập niên 1950 đến thập niên 1960 được cộng đồng quốc tế gọi là “Trung Hoa quốc gia”, “Trung Hoa tự do” hay “Trung Hoa dân chủ”, phân biệt với “Trung Hoa đỏ”, “Trung Hoa cộng sản” tức nhà nước cùng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau khi quyền đại biểu cho Trung Quốc chuyển cho Đại lục theo Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1971, “Trung Quốc” trở thành xưng hô của cộng đồng quốc tế với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Tại Đài Loan trong thập niên 1990, do thời gian chia cắt đã khá lâu dài, chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc phai nhạt, ý thức về tính chủ thể của người Đài Loan tăng lên, xã hội cũng như người dân nơi đây bắt đầu sử dụng phổ biến tên gọi “Đài Loan” làm quốc hiệu.
Chịu ảnh hưởng từ chủ trương “một Trung Quốc” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc khi tham dự hoạt động hoặc tổ chức quốc tế phải sử dụng các cách xưng hô khác nhau; như “Trung Hoa Đài Bắc” trong Thế vận hội từ năm 1984 trở đi và trong vị trí quan sát viên Tổ chức Y tế Thế giới, hay “khu vực thuế quan cá biệt Đài Bành Kim Mã” trong Tổ chức Thương mại Thế giới. Do có chủ trương chủ quyền với “toàn Trung Quốc”, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhìn nhận khu vực Đài Loan thuộc lãnh thổ thống trị của mình, cho nên đối với vùng lãnh thổ này trong các sản phẩm báo chí, tin tức, truyền thông thì gọi là “Đài Loan Trung Quốc”, “nhà đương cục Đài Loan” hay “khu vực Đài Loan”. Chính phủ Trần Thủy Biển trong hoàn cảnh ngoại giao đổi sang tự xưng “Đài Loan”, trực tiếp gọi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “Trung Quốc”. Chính phủ Mã Anh Cửu chuyển sang đồng thời sử dụng gọi tắt “Hoa” lẫn “Đài”, dựa theo hiến pháp để gọi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “Đại lục”. Gần đây, Chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn và Thủ tướng Lại Thanh Đức luôn tuyên bố hai bờ là hai vùng riêng biệt: Đài Loan và Trung Quốc, cự tuyệt việc thống nhất dưới bất kỳ hình thức nào đồng thời biểu thị sẽ sẵn sàng tự vệ, đáp trả mọi động thái quân sự đến từ phía Đại lục. Không dừng lại ở đó, tới đầu năm 2021, chính phủ Đài Loan chính thức ra mắt hộ chiếu mới cho công dân của mình, trong đó, thiết kế nhấn mạnh vào tên gọi Taiwan (Đài Loan) và loại bỏ dòng chữ Republic of China (Trung Hoa Dân Quốc) bằng tiếng Anh ra khỏi trang bìa của cuốn hộ chiếu mới (nhưng vẫn giữ lại tên gọi này bằng tiếng Trung).
Lịch sử thành lập Taiwan
Taiwan là tên phiên âm La-tinh của nước Đài Loan, đây là một hòn đảo lớn và từng là một tỉnh của Trung Quốc từ thời đại nhà Minh.
- Năm 1620, khi Hà Lan bắt đầu thâm nhập và đặt thương điếm đầu tiên tại đây.
- Năm 1867, Mỹ đã đổ bộ lên Đài Loan nhưng lại bị thất bại.
- Vào năm 1874, Nhật cũng tấn công Đài Loan. Từ năm 1895, sau cuộc đại chiến Trung – Nhật thì Nhật Bản đã chiếm lấy hòn đảo này. Sau khi Nhật bị thất bại trong thế chiến lần thứ II thì Đài Loan lại thuộc về tay của Trung Quốc.
- Sau một cuộc nội chiến của Trung Hoa giữa phe cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo và quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch làm tổng thống. Năm 1949, kết thúc nội chiến phe cộng sản chiến thắng phe dân chủ. Sau khi thất thủ toàn cõi Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đã rút quân đội sang hòn đảo Đài Loan rồi cai quản cho đến ngày nay và vẫn giữ nguyên tên cũ là Trung Hoa Dân Quốc.
- Năm 1978, Mỹ cùng một số quốc gia lớn khác như Anh, Đức, Pháp, Nga, Nhật.. đều công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ hiện tại ở Bắc Kinh (đó là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa). Nhưng không có quan hệ ngoại giao với chính phủ của Quốc dân đảng ở Đài Loan. Bởi vì Các quốc gia này cho rằng đây chỉ một nước Trung Hoa mà thôi và vô hình chung công nhận Đài Loan cũng là một tỉnh thuộc Trung Quốc. Nhưng trên thực tế Đài Loan đã có chính phủ và quân đội riêng. Hoàn toàn không trực thuộc dưới sự cai quản của chính phủ Bắc Kinh như trường hợp của Hồng Kông và Macao.
- Đến năm 2000, đảng Dân tiến đã lên cầm quyền và kết thúc sự thống trị chính trường Đài Loan của Quốc dân đảng trong nhiều năm qua để bắt đầu các chính sách mới. Tổng thống đương nhiệm vùng lãnh thổ này là đời tổng thống thứ năm -Trần Thuỷ Biển. Và Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh của nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Tình hình chính trị tại Đài Loan
Hiện tại, vị thế địa – chính trị của Trung Hoa Dân quốc đang tồn tại nhiều tranh luận, bắt nguồn từ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Sau khi chính phủ Trung Hoa Dân quốc rút đến Đài Loan đã nhiều lần chiếu theo hiến pháp, chủ trương rằng bản thân là chủ nhân hợp pháp duy nhất và có chủ quyền hoàn toàn đối với toàn bộ khu vực Trung Quốc.
Tuy vậy, kể từ năm 1992 trở đi, chính phủ Trung Hoa Dân quốc quyết định không còn đưa “phản công Đại lục” vào làm mục tiêu chính trị nữa, các vấn đề lãnh thổ theo hiến pháp sau đó tiếp tục gây ra nhiều sự tranh cãi, ngày nay, lập trường của chính phủ phụ thuộc chủ yếu vào liên minh chính trị cầm quyền.
Tương tự chính phủ Trung Hoa Dân quốc, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mặc dù cũng không kiểm soát được hết tất cả các vùng lãnh thổ dưới quyền tài phán của Trung Hoa Dân quốc trên thực tế, nhưng vẫn tự nhận là đại biểu hợp pháp duy nhất của toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, đơn phương coi Đài Loan là một tỉnh, đưa ra yêu cầu “thu hồi” Đài Loan tương tự như với các trường hợp của Hồng Kông và Ma Cao, đồng thời biểu thị sẽ sẵn sàng sử dụng đến vũ lực nếu như nước này thất bại trong việc ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập bằng các biện pháp đối thoại, đàm phán hoặc không thể thống nhất trong hòa bình.
Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới, do sức ép ngoại giao từ phía chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nên không công nhận chính thức Đài Loan là một quốc gia độc lập. Tuy vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn đã và đang duy trì mối quan hệ chính trị, thương mại, ngoại giao, kinh tế,… song phương thực tế với Đài Loan, dù cho không phải dưới hình thức quan hệ ngoại giao chính thức.
Đặc điểm về đất nước Taiwan
Một vài thông tin về đất nước Taiwan:
Khí hậu Đài loan
Đài Loan nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, có gió tây-nam. Nhiệt độ trung bình tháng Bảy là 280C, mùa đông và tháng Giêng là 180C. Có lượng mưa trung bình hàng năm là 2.540mm. Nơi đây có động đất và bão thường xuyên xảy ra.
Thể chế hành chính của Đài Loan ra sao
Đài Loan có thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ lưỡng viện, có 21 đơn vị hành chính, 16 hạt và 5 thành phố. Hiến pháp được thông qua vào ngày 01/01/1947, sửa đổi vào năm 1992, 1994 và năm 1997.
Cơ quan lập pháp bao gồm: Viện lập pháp, có 225 ghế, trong đó có 168 ghế là được bầu theo phổ thông. 41 ghế theo tỷ lệ mà các chính đảng nhận được sau khi toàn dân đã đi bầu. 8 ghế dành cho các cử tri Đài Loan ở nước ngoài. 8 ghế cuối cùng theo phổ thông đầu phiếu dành cho các thổ dân bản xứ, mỗi nhiệm kỳ sẽ là 3 năm.
Cơ quan lập pháp bao gồm 334 ghế, được bầu theo phổ thông trên đầu phiếu, nhiệm kỳ là 4 năm. Đứng đầu vùng lãnh thổ đất nước là Tổng thống, Tổng thống và Phó Tổng thống đều được bầu tính theo phổ thông đầu phiếu với mỗi nhiệm kỳ sẽ là 4 năm. Thủ tướng chính phủ là do Tổng thống bổ nhiệm để đứng đầu Viện hành pháp (là chủ tịch cơ quan điều hành).
Để nhập cảnh vào đất nước Đài Loan, các bạn hãy đến các văn phòng kinh tế – văn hóa Đài Bắc tại 2 địa điểm tại Việt Nam. Đó chính là văn phòng kinh tế – văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội và văn phòng kinh tế – văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh. Để các bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục làm visa Đài Loan nhé.
Văn hoá & xã hội Taiwan
Số người biết đọc và biết viết trên cả nước đạt mức hơn 94%. Đài Loan là quốc gia hết sức coi trọng giáo dục. Tuy là một đất nước nhỏ bé nhưng có nền giáo dục phát triển theo chiều sâu. Được các nước trên thế giới ngưỡng mộ, đối với họ kinh tế tri thức đòi hỏi con người luôn phải có kiến thức và kỹ năng tay nghề cao.
Việc học ở đất nước này là bắt buộc và miễn phí trong 9 năm (cho tới khi 15 tuổi) và đang có dự định tăng trình độ bắt buộc này lên là 12 năm. Đại học được khuyến khích, có trình độ quốc tế, các trường học trên cả nước thu hút số lượng lớn các du học sinh từ nước ngoài. Tuy nhiên vẫn có nhiều sinh viên ra học ở nước ngoài, nhất là các bậc học trên đại học.
Hệ thống cơ sở y tế khá đầy đủ và hiện đại. Bảo hiểm y tế tư nhân rất được coi trọng và chính quyền chỉ cung cấp dịch vụ y tế cho những người nghèo.
Tuổi thọ trung bình của người dân Đài Loan đạt 73 -79 tuổi, nam 73 tuổi, nữ: là 79 tuổi.
Những danh lam thắng cảnh ở Đài Loan cho du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí như. Ở Đài bắc có: Viện bảo tàng quốc gia và đền Luan-san. Ở Đài Trung có: Cao Hùng, Đài Nam : có hồ Nhật – Nguyệt…
Tới Taiwan chơi gì?
Các điểm du lịch và khám phá tại Taiwan:
Làng cổ Cửu Phần (Jiufen)
Cửu Phần là 1 ngôi làng cổ nằm cách Đài Bắc khoảng 50km, mang đậm thiết kế Trung Hoa với đèn lồng đỏ, hàng ăn, quán trà khắp nơi.
Ban đầu, ở ngôi làng cổ này chỉ có 9 hộ dân nhưng đến giai đoạn 1893 – 1945 thì trở thành thị trấn tập nập với khoảng 4000 hộ dân khi người ta phát hiện ở đây có nhiều mỏ vàng. Nhưng sau đó, Cửu Phần lại bị quên lãng và chỉ được thu hút và được nhiều người ghé thăm sau bộ phim Thành phố buồn. Cảnh phim lấy thị trấn Cửu Phần làm bối cảnh, có được tiếng vang lớn. Và Cửu Phần thu hút được rất nhiều khách du lịch ghé thăm.
Đến với ngôi làng cổ này mọi người sẽ ấn tượng với sự cổ kính, mộc mạc, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Con đường dẫn đến ngôi làng men theo sườn núi, thẳng đứng, chỉ rộng chừng 2m, có dang bậc thang và được làm từ đá granit. Nhưng khi bước vào ngôi làng bạn sẽ cảm thấy thật khác lạ, nó tấp nập, nhộn nhịp với rất nhiều các quán ăn, nhà hàng nằm san sát nhau.
Ở đây, diện tích khá chật hẹp nên không có vỉa hè cũng chẳng có sân và các nhà nằm sát nhau. Các ngôi nhà ở đâu cũng được thiết kế rát chắc chắn và được xây dựng từ đá, để chống sự tàn phá của mưa bão.
Ở đây kiến trúc có sự kết hợp giữa nét truyền thống của Trung Hoa, có pha thêm nét đẹp của văn hóa Nhật Bản. Cùng với đó là những đèn lồng đỏ, hàng quán phong phú làm mang đến nét đặc trung cho làng cổ này. Buổi tối bạn có thể uống trà, ngắm đèn lồng qua khung cửa sổ vô cùng lãng mạn.
Ngắm chợ đêm
Những khu chợ đêm là những điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Đài Loan, đây là những nơi hội tụ rất nhiều những nét văn hóa nổi bật.
Những chợ đêm nổi tiếng của Đài Loan như Sĩ Lâm (Shihlin), Tây Môn Đinh (Ximen) thuộc TP. Đài Bắc, Phụng Giáp ở Đài Trung… Các chợ đêm ở đây thường trở nên nhộn nhịp vào khoảng từ 5h chiều đến tận nửa đêm. Ở chợ đêm rất đa dạng các mặt hàng, thoải mái cho bạn lựa chọn, các mặt hàng ở đây chủ yếu là thời trang thịnh hành cho giới trẻ, mỹ phẩm, đồ lót,…
Ở đây những người bán hàng rất dễ mến. Bạn có thể vào thử cả chục bộ đồ nhưng không mua gì người bán hàng cũng rất vui vẻ, không có tình trạng đốt vía như các khu chợ đêm ở miền Bắc Việt Nam.
Đến các chợ đêm ở Đài Loan, bạn không chỉ được shopping tẹt ga, vui chơi thoải mái mà còn là cơ hội để được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cá viên chiên, mỳ hoành thánh, mỳ xào… Và nhất định bạn phải thử món đậu phụ thối – 1 món ăn nổi tiếng xứ Đài.
Hồ Nhật Nguyệt
Hồ Nhật Nguyệt với vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, đầy mộng mơ, là 1 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Đài Loan.
Đây là hồ nước tự nhiên lớn nhất của Đài Loan, nằm ở xã Yuchi, huyện Nantou với diện tích gần 8km2. Nếu đứng ở giữa hồ, nhìn về hướng Tây, hồ mang dáng vầng trăng khuyêt, nhưng nhìn về hướng Đông lại mang dáng của 1 mặt trời. Thế nên, hồ mang tên Nhật Nguyệt.
Hồ Nhật Nguyệt vào mỗi mùa trong năm lại mang 1 vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân, hoa anh đào nở rộ với màu trắng hồng tưởng chừng như bạn đang ở xứ sở Mặt trời mọc. Mùa thu hồ lại khoác lên mình bộ áo mới, với màu đỏ vàng của cây lá quanh hồ.
Muốn view được toàn cảnh hồ, hãy lên tháp Từ Ân nằm trên núi cao 46m. Từ đây, bạn có thể ngắm và cảm nhận vẻ đẹp, sự thanh bình của hồ nước này.
Với cảnh sắc đẹp của thiên nhiên cùng không khí trong lành, hồ Nhật Nguyệt luôn mang đến thật nhiều cảm xúc cho khách tham quan
Thác Thập Phần
Thác Thập Phần hay thác Shifen là một thác nước nổi tiếng của Đài Loan, nằm ở huyện Pingxi, được mệnh danh là Niagara châu Á. Thác nước này có chiều cao, chiều rộng 40m, và bạn muốn ngắm thác phải đi qua 1 cây cầu cheo leo.
Dòng nước được bắt nguồn từ sông Keelung, và chảy từ trên cao xuống, tạo nên cảnh sắc vô cùng hùng vỹ.
Taipei 101
Taipei 101 là điểm đến thú vị không thể bỏ qua khi ghé thăm Đài Loan nhất là thành phố Đài Bắc. Tòa nhà này có 101 tâng cùng với 5 tầng hầm, từng được coi là tòa nhà cao nhất thế giới từ 2004 đến 2010.
Tòa tháp này được xem là niềm tự hào của Đài Loan, đây luôn là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng, đón tiếp những người nổi tiếng, chính khách.
Tòa nhà được xây dựng từ năm 1999 và hoàn thành vào năm 2004. Tòa nhà này được thiết kế theo cấu trúc kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và truyền thóng của châu Á.
Tháp Taipei 101 với thiết kế kính nổi kép màu lục lam được tráng men, vừa làm cho tháp có độ không gian thoáng vừa có khả năng bảo vệ các tia cực tím đồng thời có thể chịu được sức va đập lên đến 7 tấn.
Với độ cao 101 tầng nên ban ngày dù bạn ở đâu của Đài Bắc cũng có thể ngắm tòa tháp tuyệt đẹp này. Và buổi tối từ 18h đến 22h hàng ngày, tháp được thắp sáng bằng 7 màu quang phổ. Và mỗi ngày trong tuần sẽ tương ứng với 1 màu sắc khác nhau: đỏ – cam – vàng – lục – lam – tím – tía.
Đến với tòa tháp này, bạn phải ghé thăm sàn quan sát trong nhà ở tầng 88 và tầng 89, và sàn quan sát ngoài trời ở tầng 91. Ở những điểm quan sát này mọi người có thể nhìn được cả 4 mặt, được bảo vệ bởi những lớp kính chống tia UV, hướng dẫn ghi âm bằng 8 thứ tiếng, có màn hình hiển thị thông tin, vật trung bày
Từ đai quan sát này, bạn có thể view được cả Đài Bắc, đó thực sự là 1 trải nghiệm thú vị.
Công viên quốc gia Taroko
Công viên quốc gia Taroko nằm trong hẻm núi Taroko hùng vĩ, và trải dài khoảng 1 triệu km2 chạy dại 19km, trải dài qua TP. Đài Trung, Nam Đầu và Hoa Liên và nằm gần bờ biển, là 1 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Đài Loan.
Công viên naỳ kết hợp với sự hùng vỹ của hẻm núi, với những ngọn thác trắng xóa, với màu xanh của cây cối và màu ngọc bích ánh kim của đá và đại dương bao la. Tất cả tạo nên 1 bức tranh hài hòa hiện hữu ở công viên quốc gia này.
Với diện tích rất lớn, đến thăm công viên Tarolo, bạn sẽ dạo bước qua những khu rừng lớn, với những rất cây cổ thụ cùng nhiều loại động thực vật khác nhau. Hay được nhìn ngắm những dòng sông nước xanh biếc len lỏi qua các kẽ núi.
Và ở đây có 1 điểm nổi bật làm nhiều người thích thú đó chính là hẻm núi được hình thành từ đá cẩm thạch. Hàng năm, những lớp đá này không những bị bào mòn mà còn được bồi thêm 0.5cm, càng làm cho cảnh sắc thêm lung linh.
Và để ngắm hết được nét đẹp của thiên nhiên nơi đây thì đi thuyền là điều cần thiết. Đi trên thuyền bạn sẽ cảm nhận được cái mát lạnh giữa lòng hồ, dòng nước xanh biếc và mát lành.
Thực hư Đài Loan miễn visa cho công dân Việt Nam
Từ 01/09/2016, Chính phủ Đài Loan quyết định miễn Visa cho công dân Việt Nam. Thuộc những trường hợp có điều kiện kèm theo như sau:
- Những công dân Việt Nam có visa các nước Mỹ, Nhật Bản, Canada, khối Schengen, và Hàn Quốc còn hạn hoặc hết hạn. Nhưng cách ngày nhập cảnh không quá 10 năm sẽ được xem xét và miễn visa Đài Loan trong thời hạn 30 ngày.
- Bảng thông báo này được ban hành bởi Văn phòng kinh tế – Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể thay thế visa nói trên bằng một trong các giấy tờ như: thẻ cư trú còn hạn, thẻ cư trú hết hạn nhưng cũng không quá 10 năm của Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Hàn Quốc. Hay khối Schengen hoặc thẻ cư trú vĩnh viễn.
Theo cập nhật từ 1/8/2019, với visa 2 nước Úc và New Zealand phải còn hiệu lực thì du khách mới được xét miễn visa Đài Loan. Nên mọi người đặc biệt chú ý phần này nhé. Ngoài ra, nếu muốn dùng visa Nhật để nhập cảnh theo diện “Miễn visa có điều kiện”. Du khách khi nhập cảnh vào Đài Loan sẽ được yêu cầu phải xuất được dấu đã xuất nhập cảnh vào Nhật Bản. Hoặc phải trình vé máy bay (vé tàu) của chặng kế tiếp để vào Nhật Bản.
Thời gian lưu trú tại Đài Loan là 30 ngày, visa có thời hạn 90 ngày và 7 ngày trước khi hết hạn thì có thể xin lại. Đồng thời, trong thời gian visa còn hiệu lực thì có thể sử dụng nhiều lần.
Với các cư dân Việt Nam, nếu có visa Đài Loan còn hiệu lực hoặc là đã hết hiệu lực không quá 10 năm. Chưa từng bị phạm pháp đều có thể du lịch Đài Loan không cần visa. Riêng với những trường hợp có visa lao động Đài Loan sẽ không được áp dụng miễn visa Đài Loan.
Khi đã đáp ứng điều kiện trên, bạn sẽ được cấp chứng nhận nhập cảnh vào Đài Loan. Giấy chứng nhận có thể sử dụng trong vòng 3 tháng và thời gian lưu trú tối đa là 14 ngày. Chứng nhận nhập cảnh này có giá trị tương đương với đơn xin miễn thị thực Đài Loan. Những người có nhu cầu nhập cảnh Đài Loan dưới dạng miễn thị thực đều có thể đăng ký trực tuyến để nhận chứng nhận nhập cảnh.
Điều kiện để được cấp Visa đi Đài Loan
Trước đây việc các quốc gia Đông Nam Á xin visa sang Đài Loan rất khó khăn. Trong thời gian gần đây, Khi Đài Loan công bố Chính sách hướng Nam mới để thúc đẩy các quan hệ hợp tác giữa Đài Loan và Việt Nam. Đây sẽ là tín hiệu tốt về việc Việt Nam và Đài Loan cải thiện chính sách thị thực và thúc đẩy vấn đề đi lại tự do. Không làm mất thời gian và tiền bạc để xin visa trong tương lai. Với các chính sách mới này mọi người đã có thể ghé thăm hòn đảo xinh đẹp này một cách dễ dàng hơn.
Khi có đầy đủ điều kiện như trên nếu muốn xin miễn visa thì chỉ cần truy cập website của cục di dân Đài Loan để đăng ký. Hệ thống website xét duyệt trước trên mạng và sẽ trả lời kết quả đến du khách, sau đó mới có thể nhập cảnh Đài Loan. Trong trường hợp người xin visa chờ đợi mà không nhận được thông báo hoặc có thông báo kết quả là không đạt. Nếu muốn nhập cảnh Đài Loan phải tiến hành làm thủ tục xin visa như trường hợp bình thường.
Lưu ý: dành cho những du khách khi đã có chứng nhận miễn visa đi Đài Loan. Nhưng trong khi làm thủ tục nhập cảnh, nếu du khách không xuất trình được visa Đài Loan còn hiệu lực (hoặc Visa đã hết hiệu lực trong vòng 10 năm). Hoặc thẻ cư trú của các nước đã nêu ở phần trước thì cũng không thể nhập cảnh được vào Đài Loan
Trên đây là thông tin về Taiwan là nước nào do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn.
Nếu quan tâm tới các thông tin khác hãy đón đọc bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Bảng giá gửi hàng đi Đài Loan giá rẻ
- Gửi mỹ phẩm đi Đài Loan
- Gửi quần áo đi Đài Loan giá rẻ
- Gửi hàng đông lạnh đi Đài Loan được không?
- Gửi thực phẩm đi Đài Loan