India là nước nào? Thủ đô của India là gì? Vị trí địa lý quốc gia này ở đâu? Có thể bạn chưa biết thì hiện India đã trở thành quốc gia có dân số đông nhất thế giới – vượt qua Trung Quốc.
Đây là quốc gia gắn liền với lịch sử phát triển của loài người với nền văn hóa sông Hằng. Vậy nơi đây có gì nổi tiếng? Đặc điểm văn hóa – xã hội thế nào??
Hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau nhé!
India là nước nào?
India là nước Ấn Độ. Quốc gia này có tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Anh: Republic of India) là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với dân số trên 1,410 tỷ người tính đến nay.
Nhìn chung, thời tiết ở Ấn Độ được chia thành 3 mùa chính: mùa đông, mùa hè và mùa mưa. Thời gian tốt nhất để đến thăm Ấn Độ là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Thời tiết mát mẻ và dễ chịu, rất lý tưởng để bạn thoải mái khám phá vùng đất của những nền văn hóa “độc nhất vô nhị” này.
Thủ đô của Ấn Độ là New Delhi – trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa chính của đất nước. Theo thống kê, 80,5% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu. Đây cũng là quốc gia có số lượng người theo đạo Hồi lớn thứ ba trên thế giới (13,4%). Các nhóm tôn giáo khác bao gồm Cơ đốc giáo, đạo Sikh, Phật giáo, đạo Jain, đạo Do Thái, đạo Zoroastrianism và đạo Baha’i.
India ở đâu?
India là quốc gia tại Châu Á. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông.
Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.
Vị trí đất nước India
Nguồn gốc tên gọi India là gì?
Thuật ngữ địa lý Bharat, được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể. Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại.
Hindustan có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “Vùng đất của người Hindu”; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.
Trong các thư tịch Trung Quốc, thời nhà Hán gọi khu vực là “Thân Độc” (身毒), hay “Thiên Trúc” (天竺). Tên gọi Ấn Độ (tiếng Trung: 印度) xuất hiện lần đầu trong “Đại Đường Tây Vực ký” của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường.
Tên gọi India bắt nguồn từ Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus). Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là “người của Indus”
Lịch sử India
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, sớm hình thành nên các tuyến đường mậu dịch mang tính quốc tế cùng những Đế quốc rộng lớn, các Đế quốc này trở nên giàu có, thịnh vượng do thương mại cùng sức mạnh văn hóa – quân sự mang lại trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
Đây cũng là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên – hình thành một nền văn hóa đa dạng bản sắc trong khu vực.
- Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm lược Ấn Độ.
- Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô-gun (gốc Mông Cổ) thống trị.
- Từ năm 1746 đến năm 1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp.
- Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn của Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta.
- Một năm sau, những cuộc nổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, cuộc nổi dậy không thành công đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh, vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh trực tiếp quản lý.
- Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự.
- Gandhi dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh “rời khỏi Ấn Độ”.
- Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15/8/1947. Nhưng Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hin-đu) và Pa-ki-xtan (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi); đồng thời tạo ra vùng tranh chấp Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hợp quốc.
Thủ đô của India
Thủ đô của India là thành phố New Delhi (Niu Đê Li). Thành phố là một trong 11 quận của Delhi, đóng vai trò là thủ đô của Ấn Độ và là trụ sở của cả ba nhánh của Chính phủ Ấn Độ.
George V đặt viên đá nền tảng cho thành phố tại lễ đăng cơ năm 1911. Thành phố do các kiến trúc sư người Anh thiết kế, cụ thể là Edwin Lutyens và Herbert Baker. Thủ đô mới được Phó vương Ấn Độ Edward Wood khánh thành vào ngày 13 tháng 2 năm 1931,
Mặc dù về thông tục Delhi và New Delhi là các danh xưng được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ phạm vi quyền hạn của Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi (NCT), song chúng là các thực thể riêng biệt, do New Delhi là một bộ phận nhỏ của Delhi. Vùng thủ đô quốc gia là một thực thể lớn hơn nhiều bao gồm toàn bộ NCT cùng với các quận liền kề ở các bang lân cận.
New Delhi được chọn làm một trong hàng trăm thành phố tại Ấn Độ phát triển thành thành phố thông minh theo dự án của Thủ tướng Narendra Modi.
Đặc điểm đất nước India
Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. Từ 3.000 – 1.800 Trước Công Nguyên, vùng đất này đã thấm đượm những tư tưởng, bản sắc văn hóa ấn tượng, trong đó có các thành tựu nổi bật.
Kinh tế
Đất nước Ấn Độ nổi tiếng với ngành khái thác khoáng sản. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều nguồn tài nguyên phong phú như sắt, đá vôi, dầu thô, mangan, barit, mica, quặng titan, kim cương,…
Nông nghiệp và công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia này. Về nông nghiệp Ấn Độ có nhiều thực phẩm nổi tiếng được xuất khẩu đi khắp các châu lục như lúa mì, chè, đay, gạo, khoai tây, gia súc, gia cầm,… Công nghiệp bao gồm các ngành hóa chất, dệt may, chế biết thực phẩm, khai thác dầu mỏ,… đang phát triển mạnh mẽ.
Văn hóa
Có thế nói Ấn Độ là một quốc gia với nhiều nền văn hóa và nhiều hệ tư tưởng được pha trộn lẫn nhau qua các thời kỳ tạo nên một đất nước kỳ lạ bậc nhất thế giới. Tại đây cũng có nhiều di sản văn hóa, nhiều công trình kiến trúc được thế giới cộng nhận điển hình là đền Taj Mahal.
Chữ viết
Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ được sáng tạo từ thời văn hóa Harrapa. Hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa đã được tìm thấy tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn. Cho đến khoảng thế kỉ thứ V TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một loại chữ khác là Khrosthi.
Đây là một loại chữ được phỏng theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Theo dòng thời gian, tại Ấn Độ cung lần lượt ra đời các loại chữ Brami, Đêvanagari.
Nghệ thuật
Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ cho tôn giáo. Có 3 dòng nghệ thuật chính là Hinđu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
Về dòng nghệ thuật Phật giáo, nổi bật nhất là hệ thống các chùa tháp. Chùa hang ở Ajanta ở miền Trung Ấn Độ được xem là công trình tiêu biểu nhất được xây dựng thời bấy giờ. Đây là ngôi chùa được xây dựng trong vách núi, gồm 29 gian chùa. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bức bích họa đẹp mắt.
Kiến trúc của các công trình Hinđu giáo được thể hiện đặc trưng nhất ở những công trình được xây dựng vào thế kỉ VII – XI và Hồi giáo là trong khoảng từ thế kỉ XIII – XVII.
Thiên văn
Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch. Họ chia 1 năm thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, và cứ 5 năm thì sẽ thêm 1 tháng nhuận.
Toán học
Một trong những phát minh vô cùng quan trọng mà người Ấn Độ cổ đại đã nghĩ ra làm thay đổi thế giới là các 10 chữ số, được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Tới India khám phá gì?
Những điểm đến nổi tiếng tại Ấn Độ mà bạn không nên bỏ qua:
Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa
Nằm ẩn giữa dãy núi Himalaya, phía sau là dãy Zanskar, địa điểm này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, thung lũng như một thiên đường bởi hàng trăm loài hoa khoe sắc.
Lâu đài Gió
Được xây dựng vào năm 1799, lâu đài được xem như một phần mở rộng của Cung điện Hoàng gia. Nơi đây gây ấn tượng bởi hàng trăm ô cửa sổ lớn nhỏ, mục đích ban đầu là thiết kế để những phụ nữ trong hoàng tộc có thể ngắm cảnh đường phố mà không bị nhìn thấy.
Taj Mahal
Đây là địa điểm tham quan rất nổi tiếng tại Ấn Độ. Khu lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng được Hoàng đế Shah Jahan xây dựng những năm 1600 để tưởng nhớ người vợ thứ ba Mumtaz Mahal.
Ladakh
Ladakh là một trong những khu vực có thắng cảnh ngoạn mục nhất Ấn Độ, với những ngọn núi chót vót và thung lũng sâu. Thung lũng Nubra nằm ở phần cực bắc Ladakh, có sông Shyok cắt ngang.
Đảo Agatti
Hòn đảo nhỏ Agatti được biết đến là một phần thuộc Lakshadweep – vùng lãnh thổ nhỏ nhất Ấn Độ. Những bờ cát trắng, rạn san hô phong phú và nước biển xanh ngọc khiến bãi biển trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng.
Trên đây là thông tin về India là nước nào do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn.
Nếu quan tâm tới thông tin địa lý các quốc gia thì hãy đón đọc bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: