CBM là gì? Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu thế nào? CBM là đơn vị gì trong hàng hóa? Với các hình thức vận chuyển khác nhau thì quy đổi CBM thế nào?
Các thông tin về CBM là những câu hỏi mà Epacket Việt Nam thường xuyên nhận được khi khách hàng có nhu cầu gửi hàng quốc tế.
Vì vậy qua nội dung sau chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin về CBM để giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn.
CBM là gì?
CBM là viết tắt của Cubic Meter hay là mét khối (m3). Đại lượng này dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển.
CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.
Đơn vị CBM được vận dụng trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container,…
Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu
CBM (Cubic Meter) có vai trò quan trọng và đa dạng trong lĩnh vực vận chuyển và logistics, cụ thể:
- Xác dịnh dung tích hàng hóa khi vận chuyển: CBM giúp xác định dung tích thực tế của hàng hóa, đảm bảo sử dụng không gian vận chuyển một cách hiệu quả, tránh lãng phí không gian và tối ưu hóa sự sắp xếp của hàng hóa.
- Tính cước vận chuyển: Trong các phương tiện vận chuyển như tàu biển và máy bay, cước vận chuyển thường được tính dựa trên CBM hoặc trọng lượng tùy thuộc vào giá đặt ra. CBM giúp tính toán chi phí vận chuyển chính xác, đặc biệt với các mặt hàng có kích thước lớn.
- Tối ưu điện tích sắp xếp: CBM giúp tối ưu hóa sự xếp dỡ hàng hóa trong các phương tiện vận chuyển, tiết kiệm không gian và giảm nguy cơ hỏng hóc hoặc tổn thất trong quá trình vận chuyển.
- Quản lý dữ trữ và lập kế hoạch: Trong quản lý chuỗi cung ứng, CBM giúp dự đoán cần bao nhiêu không gian lưu trữ và quản lý việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa dựa trên dung tích thực tế.
- Dự báo chi phí và lợi nhuận: CBM là một yếu tố quan trọng trong việc dự báo và tính toán chi phí vận chuyển và lợi nhuận. Điều này hỗ trợ quyết định kinh doanh và tối ưu hóa chiến lược vận tải.
- Đảm bảo an toàn và tuân thủ: CBM cũng liên quan đến tuân thủ quy định về trọng lượng và kích thước của hàng hóa, giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa và người vận chuyển.
Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu
Sau đây Epacket Việt Nam sẽ hướng dẫn cách tính và quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu.
Cách tính CBM
Tính CBM đơn vị là mét khối (m3) theo công thức dưới đây:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Lưu ý: Quy đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao sang đơn vị mét (m).
Ví dụ 1: A có một lô hàng gồm 15 kiện hàng quần áo bán từ Việt Nam sang Thái Lan có thông tin chi tiết lô hàng như sau:
- Mỗi kiện hàng có kích thước chiều dài x rộng x cao theo thứ tự: 3m x 2,5m x 2,7m
- Trọng lượng mỗi kiện là 180 kg. Vậy CBM là bao nhiêu?
- Lô hàng có: CBM = (3m x 2,5m, 2,7m) x 15 = 303,75 CBM
Quy đổi CBM sang khối lượng (kg)
Tỷ lệ quy đổi CBM sang khối lượng theo đơn vị kg khác nhau ở các phương thức vận chuyển khác nhau.
Các phương thức vận chuyển hiện nay được quy đổi như sau:
- Đường hàng không: 1 CBM tương đương 167 Kg
- Đường bộ: 1 CBM tương đương 333 kg
- Đường biển: 1 CBM tương đương 1.000 kg
Trong vận tải hàng hóa, trong các trường hợp khối lượng và kích thước có sự chênh lệch khác nhau. Việc tính giá hàng hóa sẽ có sự điều chỉnh hợp lý.
Ví dụ 2: Tính cước vận chuyển với hàng LCL
B có một lô hàng gồm 15 kiện hàng Sắt bán từ Việt Nam sang Thái Lan, vận chuyển bằng đường bộ có thông tin chi tiết lô hàng như sau:
- Mỗi kiện hàng có kích thước chiều dài x rộng x cao theo thứ tự: 3,5m x 2,5m x 0,5m
- Trọng lượng mỗi kiện là 1650 kg.
- Đơn giá vận chuyển: 150 USD/1.000kg.
- Tính CBM? Tính giá vận chuyển.
Lời giải:
- Lô hàng có: CBM = (3,5m x 2,5m x 0,5m) x 15 = 65,625 CBM
- Quy đổi sang kg tương đương: 65,625 x 333 = 21.853,125 kg
- Trọng lượng lô hàng: 1650 x 15 = 24.750 Kg
- Dễ dàng nhận thấy: 24.750 > 21.853,125, khi đó, giá vận chuyển hàng hóa của B sẽ tính theo mức hàng nặng hơn.
- Đơn giá vận chuyển: 24.750 x 0,15 = 3.712,5 USD.
Nếu xét về 1 container vận chuyển giữa hàng bông và hàng sắt thép thì cân năng sẽ khác nhau nhưng vẫn tốn 1 container vận chuyển, Vì thế việc tính giá cước theo thể tích hàng hay khối lượng hàng như thế này sẽ đảm bảo tính hợp lý.
Cách tính CBM tính cước cho đường hàng không
Tương tự như phương pháp tính cước qua đường bộ phía trên. Ta có thể tính cước theo CBM cho phương thức vận chuyển đường hàng không như sau:
Ví dụ:
- Khi gửi hàng đi Mỹ với kiện hàng có kích thước 2,2 x 1,2 x 1,1m và có 5 kiện hàng với khối lượng mỗi kiện là 50kg.
- Vậy tổng khối lượng thực tế kiện hàng là 50 x 5 = 250kg
- Tổng CBM cho 5 kiện hàng là: (2,2 x 1,2 x 1,1) x 5 = 14.52 CBM
- Với đường hàng không thì 1 CBM = 167kg. Vậy khối lượng quy đổi theo CBM là: 14.52 x 167 = 2.424,84 kg
- Do 2.424,84 > 250kg, vì vậy cước phí khi gửi hàng hóa theo khối lượng lớn hơn là 2.424kg
Câu hỏi thường gặp
Một số thắc mắc của bạn đọc về chủ đề CBM là gì như?
CBM là đơn vị gì?
CBM là đơn vị mét khối (m3) trong hệ đo lường quốc tế SI.
CBM là gì trong xuất nhập khẩu?
CBM là cách tính khối lượng hàng hóa theo thể tích (m3) trong vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu. Từ khối lượng 1 CBM thì đơn vị sẽ nhân với hệ số tương ứng là 167kg (hàng không); 333kg (đường bộ); 1.000kg (đường biển) sau đó sẽ tính giá cước phải trả tương ứng.
Trên đây là thông tin về CBM là gì mà Epacket Việt Nam đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có phương pháp tính toán và gửi hàng phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chargeable Weight là gì? Cách tính khối lượng trả cước hàng hóa
- Gross Weight là gì? Net Weight và GW khác nhau ở đâu? Cách tính?