Gross Weight là gì? Net Weight và GW khác nhau ở đâu? Cách tính?

Gross Weight là gì? Net Weight Gross Weight khác nhau ở điểm nào? Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay đóng gói hàng hóa thì chắc chắn sẽ thường xuyên nghe đến thuật ngữ Gross Weight.

Tuy nhiên cho đến hiện tại bạn vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này cũng như quy ước tính Gross Weight như thế nào? Sau đây hãy để Epacket Việt Nam giải đáp cho bạn qua nội dung sau nhé!

Gross Weight là gì

Gross Weight là gì?

Gross Weight viết tắt GW dịch từ tiếng Anh là khối lượng thực tế, đây là tổng khối lượng hàng hóa đã bao gồm cả bao bì đóng gói hàng hóa. Đây được xem là một thuật ngữ chuyên dụng trong đóng gói bao bì cho sản phẩm hay vận chuyển hàng hóa.

Hiện nay, theo luật hiện hành, tất cả các cơ sở, công ty xuất nhập khẩu hàng hóa hay hoạt động trong lĩnh vực đóng gói, vận chuyển,… để phải tuân theo quy định 21/2014 của Bộ khoa học và công nghệ về đo lường khối lượng đối với hàng hóa được đóng gói sẵn.

Ví dụ: Một kiện hàng có khối lượng khi cân là 40kg, sau khi đóng xốp và thùng hàng nặng thêm 2 kg. Vậy khi đó tổng khối lượng kiện hàng 42kg, và con số 42kg được gọi là Gross Weight

Ngoài ra chúng ta cũng thấy một số đại lượng tương tự như là Net Weight được ký hiệu là N.Weight.

Net Weight là gì?

Net Weight hay khối lượng tịnh. Đây là khối lượng thực tế của hàng hóa mà không bao gồm các loại bao bì bảo quản, bao bì đóng gói hàng hóa.

Trong ví dụ trên thì 40kg chính là Net Weightkhối lượng tịnh của kiện hàng.

Ví dụ 2: Trên bao bì của một gói phở bò có ghi Net Weight 120g. Điều đó có nghĩa tổng khối lượng của tất cả nguyên liệu bên trong bao gồm cả dầu, muối, phở khô,… là 120g, không tính khối lượng bao bì.

Công thức tính Net Weight:

W = m * g

Trong đó:

  • m là đại diện cho khối lượng
  • g là gia tốc trọng trường

Ngoài ra, Net Weight còn được tính theo lực với công thức: F = m * g (trong đó, F là kí hiệu trọng lượng tính theo lực)

Gross Weight là gì

Gross Weight và Net Weight khác nhau thế nào?

Nhiều người khi mới lần đầu biết tới sẽ khá dễ nhầm lẫn Gross Weight và Net Weight. Khi mua hàng các bạn thường hay thắc mắc tại sao hàng hóa nhỏ nhưng phí ship lại cao (chưa tính cân nặng của bao bì).

Vì vậy khi vận chuyển quốc tế thì bạn cần lưu ý khi cân hàng hóa và khi đóng gói hàng hóa để có phương thức tính cước phù hợp nhất. Khi nhập hàng với số lượng lớn, các bạn cần hỏi rõ phần sản phẩm cân nặng bao nhiêu kilogram, phần bao bì có khối lượng bao nhiêu, để không bị đội tiền ship lên quá cao.

Đặc biệt, khi có ý định nhập khẩu hàng, chẳng hạn nhập hàng Quảng Châu bằng cách nhờ bên giao dịch trung gian mua hộ và đóng gói. Sự chênh lệch quá lớn giữa Gross Weight và Net Weight trong một kiện hàng, bạn nên xem lại để đưa ra phương án phù hợp hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Cách phân biệt Gross Weight và Net Weight

Gross Weight Net Weight
Trước hết, trọng lượng của một vật là độ lớn hay cường độ trọng lực tác dụng lên vật đó ⇒ có thể thay đổi. Khối lượng là lượng vật chất cấu tạo nên vật thể ⇒ thường không đổi.
Gross weight là tổng khối lượng hàng hóa (tính cả bao bì đóng gói), tức là GW sẽ bao gồm cả NW. Net weight chỉ là khối lượng hàng không tính bao bì, vì vậy NW < GW.

Các đại lượng về khối lượng khác

Ngoài Gross Weight thì nhiều đơn vị vận chuyển còn sử dụng Volume WeightChargeable Weight để biểu thị cho trọng lượng hàng hóa, cụ thể:

  • Volume Weight, được kí hiệu là VW, là cách tính trọng lượng được căn cứ vào kích thước kiện hàng.
  • Chargeable Weight, được kí hiệu là CW, là trọng lượng dùng để tính cước vận chuyển, thường được sử dụng trong ngành logistics.

Chargeable Weight là gì

Cách tính khối lượng Gross Weight chuẩn nhất

Sau đây là cách tính Gross Weight được sử dụng phổ biến trong thực tế như sau:

Cách 1: Tính Gross Weight dựa vào Net Weight

Khi đó bạn sẽ tính theo công thức:

GW = NW + khối lượng của bao bì đóng gói

Trong đó:

  • NW là Net Weight, bạn sẽ được tìm hiểu ở phần sau
  • Khối lượng của bao bì tính cả các loại túi, giấy được bọc để bảo vệ hàng hóa chống va đập chứ không chỉ riêng thùng chứa.

Lưu ý: Các đại lượng trong công thức phải cùng đơn vị đo.

Cách 2: Dựa vào kích thước (VW)

Theo Tổ chức hàng không quốc tế IATA:

VW = (chiều dài * chiều rộng * chiều cao)/6000

Giữa GW và VW thường sẽ có sự chênh lệch với nhau, vì vậy người ta thường sẽ tính trọng lượng hàng hóa bằng cả 2 công thức để tìm được kết quả chính xác nhất (chọn kết quả lớn hơn), từ đó giúp xác định chi phí vận chuyển cũng như các vấn đề liên quan.

Gross Weight là gì

Cách giúp khối lượng Gross Weight thấp nhất

Thông thường, trong vận chuyển hàng hóa, người ta thường sẽ tính chi phí theo gross weight, tức tổng khối lượng hàng. Vì vậy, để tiết kiệm, các cơ sở, doanh nghiệp thường tính toán quy cách đóng gói làm sao để GW thấp nhất có thể. Đặc biệt là trong vận chuyển hàng bằng đường hàng không có cước phí rất cao.

Do GW được tạo nên từ NW và khối lượng bao bì, nhưng hầu như bạn không thể nào thay đổi được NW nên cách để giảm GW chính là giảm khối lượng bao bì.

Hãy tham khảo một số lưu ý sau đây:

  • Trong quy cách đóng gói, cần lựa chọn loại bao bì bền, chắc và có kích thước phù hợp với hàng hóa, tránh trường hợp quá to gây lãng phí.
  • Với các thùng chứa, bạn nên đặt các thùng carton kích thước phù hợp với hàng hóa, không nên dùng các thùng cũ hay thùng sản xuất sẵn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chọn vật liệu đóng gói thích hợp, tiến hành bao bọc kỹ càng để tránh bị xê dịch hay gây hư hỏng hàng trong quá trình di chuyển đường dài.

Tuy nhiên hiện nay, một số đơn vị vì mục đích giảm trọng lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí mà hạn chế quá mức các vật cần thiết để đóng gói và bảo vệ hàng. Điều này đã dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc, đặc biệt là tình trạng hàng hóa bị hư hỏng nhiều trong quá trình di chuyển gây nên tổn thất lớn. Do đó, hãy thực hiện giảm GW một cách khoa học.

Cách hạn chế trọng lượng hàng hóa khi vận chuyển

Để có thể hạn chế tối đa trọng lượng hàng hóa, bạn nên lựa chọn chất liệu đóng gói hàng phù hợp. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được diện tích hàng, vừa bớt được trọng lượng của hộp. Theo thực tế hộp giấy, hộp carton càng lớn thì diện tích, thể tích và trọng lượng sẽ càng lớn. Hạn chế móp méo trong quá trình vận chuyển cũng như trọng lượng đạt mức tối thiểu.

Ngoài ra khi đóng gói bạn có thể cân nhắc tùy vào từng loại hàng để lựa chọn vật liệu đóng gói cho phù hợp. Chẳng hạn bạn có thể dùng xốp khí để thay cho xốp foam dày hoặc thay vì sử dụng băng dính vừa tốn lại nặng thì bạn có thể dùng màng bọc PE hoặc PVC để đóng hàng. Nếu hàng vận chuyển trong nội thành thì bạn chỉ cần cho sản phẩm vào thùng carton dán mép là được.

Trên đây là thông tin về Gross Weight là gìEpacket Việt Nam đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ hiểu hơn về cách tính cước khi gửi hàng đi quốc tế.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *