Chargeable Weight là gì? Cách tính khối lượng trả cước hàng hóa

Chargeable Weight là gì? Cách tính cước cho phương thức vận chuyển đường biển và đường hàng không thế nào? Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực Logistics thì thuật ngữ Chargeable Weight và Gross Weight sẽ không quá xá lạ.

Vậy sau đây hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu toàn bộ thông tin về Chargeable Weight là gì qua nội dung sau nhé!

Chargeable Weight là gì

Chargeable Weight là gì?

Chargeable Weightkhối lượng hàng hóa theo thể tích sẽ áp dụng tính phí. Khi gửi hàng thì ngoài khối lượng theo cân nặng thông thường thì sẽ tính thêm khối lượng theo thể tích qua công thức (dài x rộng x cao : 6000). Tùy theo khối lượng nào lớn hơn thì mức phí cao hơn sẽ được áp dụng.

Khối lượng thể tích hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (volume/volumetric/dimensional weight) là một kiểu quy đổi từ khối lượng của một lô hàng theo công thức do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) quy định.

Ví dụ: Lô hàng của bạn có khối lượng 5kg, tuy nhiên khi vận chuyển quốc tế bạn cần đóng vào thùng carton có kích thước dài x rộng x cao là 40 x 40 x 40 (cm).

  • Khi đó khối lượng theo thể tích tính bằng công thức: 40 x 40 x 40 : 6000 = 10,67kg
  • Vậy khối lượng tính cước khi vận chuyển của bạn sẽ là 10,67kg thay vì 5kg

Ngoài ra hệ số này với hàng Air là 6000, còn với hàng chuyển phát nhanh thì thường là 5000.

Chargeable Weight là gì

Phân biệt Chargeable Weight và Gross Weight

Cách phân biệt 2 phương pháp tích khối lượng này như sau:

  • Chargeable Weight (khối lượng tính cước): Thường là khối lượng lớn hơn khi so Gross weight với Volume Weight – Thường thì đơn vị tính là Kg.
  • Gross Weight (Khối lượng thực tế): Là khối lượng cân nặng thực tế của cả hàng hóa và cả của khối lượng bao bì hàng hóa – Thường tính bằng đơn vị là Kg.

Phương pháp tính Chargeable Weight

Hiện nay để tính Chargeable Weight cho đường hàng không và đường tàu biển cũng khá khác nhau. Vì vậy khi lựa chọn phương thức gửi hàng thì bạn cần nắm được cách tính Chargeable Weight như sau:

Cách tích Chargeable Weight đường hàng không

Giả sử bạn muốn gửi một lô hàng bao gồm 10 kiện hàng, mỗi kiện hàng có kích thước trong thông số là 100 cm x 90 cm x 80 cm. Khối lượng mỗi kiện: 100 kg/khối lượng cả bì

Cách tính Chargeable Weight đường hàng không như sau:

  • Bước 1: Tính tổng khối lượng của mặt hàng. Để so sánh các khối lượng theo thể tích, bạn cần biết tổng khối lượng của mặt hàng. Tổng khối lượng hàng hóa trong đợt này là 1.000 kg.
  • Bước 2: Tính khối lượng Lô hàng. Để tính khối lượng thể tích, khối lượng lô hàng phải được tính bằng mét khối.
    • Kích thước gói hàng (cm) ⇒ 100 cm x 90 cm x 80 cm
    • Kích thước gói hàng ⇒ 1m x 0,9m x 0,8m
    • Thể tích 1 gói = 1m x 0,9m x 0,8m = 0,72 cbm (mét khối)
    • Tổng lượng hàng = 10 x 0,72 cbm = 7,2 cbm
  • Bước 3: Tính khối lượng thể tích của lô hàng. Nhân thể tích của lô hàng với hằng số khối lượng thể tích. Trong đó hằng số quy ước cho khối lượng thể tích là:
    • Hằng số khối lượng thể tích đối với vận tải hàng không = 167 kg/cbm
    • Khối lượng Kích thước = Tổng Khối lượng Hàng hóa x khối lượng Kích thước Không đổi
    • Khối lượng thể tích = 7,2 cbm x 167 kg/cbm = 1202,4 kgs
  • Bước 4: Tính khối lượng tính cước của lô hàng. Bạn sẽ cần so sánh tổng khối lượng của mặt hàng với khối lượng theo thể tích của mặt hàng đó và chọn giá trị lớn hơn.

Đây là khối lượng tính cước của một lô hàng hàng không cụ thể.

  • Tổng khối lượng của lô hàng là 1000kg.
  • Khói lượng theo thể tích của lô hàng là 1202,4 kg

Vì khối lượng theo thể tích cao hơn tổng khối lượng thực tế nên đơn vị vận chuyển sử dụng khối lượng theo thể tích làm khối lượng tính phí là 1202,4kg.

Chargeable Weight là gì

Cách tính Chargeable Weight khi gửi đường biển

Ví dụ bạn gửi lô hàng có 10 kiện hàng với kích thước 120cm x 100cm x 150cm, khối lượng mỗi kiện là 800 kg/1 kiện

Vậy để tính Chargeable Weight tính cước khi gửi hàng đường biển như sau:

  • Bước 1: Tính tổng khối lượng hàng hóa. Tổng khối lượng lô hàng là 8.000 kg.
  • Bước 2: Tính số lượng hàng hóa.
    • Kích thước gói hàng (cm) ⇒ 120cm x 100cm x 150cm
    • Kích thước gói hàng ⇒ 1,2m x 1m x 1,5m
    • Khối lượng gói = 1,2m x 1m x 1,5m = 1,8 cbm (mét khối)
    • Tổng lượng hàng = 10 x 1,8 cbm = 18 cbm
  • Bước 3: Tính khối lượng thể tích của lô hàng của bạn.
    • Nhân thể tích của hàng hóa với hằng số khối lượng thể tích sẽ cho khối lượng thể tích của hàng hóa vận chuyển đường biển với khối lượng không đổi = 1.000 kg/cbm
    • Khối lượng thể tích = 18 cbm x 1.000 kg/cbm = 18.000 kg
  • Bước 4: Tính khối lượng Tính cước của lô hàng.
    • So sánh tổng khối lượng của mặt hàng với khối lượng theo thể tích của lô hàng đó và chọn kích thước lớn hơn. Đây là khối lượng tính cước của lô hàng mẫu
    • Tổng khối lượng của lô hàng là 8.000kg. khối lượng thể tích của hàng hóa là 18.000 kg

Khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế, vì vậy nên chọn khối lượng thể tích 18.000kg làm khối lượng tính cước.

Chargeable Weight là gì

Lưu ý khi tính khối lượng quy đổi ra thể tích

Khi tính toán và quy đổi trọng lượng trong ngành vận chuyển, có một số lưu ý quan trọng ta cần xem xét như sau:

Đối với hàng Sea:

  • 1 tấn < 3 CBM: Hàng nặng, áp dụng dụng theo bảng giá KGS.
  • 1 tấn >= 3 CBM: Hàng nhẹ. Phương thức tính cước: Áp dụng bảng giá CBM (theo thể tích khối mét).

Ghi chú: Trong vận tải đường biển, quy ước rằng 1m3 tương đương với 1000kg.

  • Đối với hàng Air: Trong vận tải hàng không quy ước rằng 1m3 tương đương với 166.67kg.

Chúng tôi mong rằng với những thông tin trên đã giúp bạn có được đáp án của câu hỏi Chargeable Weight là gì.

Cách xử lý tình trạng hàng sai khối lượng Gross Weight

Trong trường hợp hàng đã được cân và đóng tại kho, nhưng khi mang ra sân bay để cân lại, có sự chênh lệch do các yếu tố phát sinh như đóng gói không chính xác hoặc do thực tế đóng hàng khác với dự kiến. Nếu doanh nghiệp đã truyền tờ khai và gặp phải tình trạng cân hàng bị lệch, quy trình xử lý có thể được thực hiện như sau:

  • Khai báo bổ sung (nếu cần): Tùy thuộc vào quy định của Thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp có thể cần nghiên cứu Điều 20 của Thông tư 38/2015/TT-BTC để xem liệu việc khai báo bổ sung có thích hợp không.
  • Cập nhật thông tin: Nếu có chênh lệch về trọng lượng, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng cần cập nhật thông tin trọng lượng thực tế vào hệ thống và thông báo cho cơ quan hải quan.
  • Xử lý khi cơ quan hải quan kiểm tra: Trong trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra và có phát hiện chênh lệch trọng lượng, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác và hợp lý

Trên đây là thông tin về Chargeable Weight là gì? mà Epacket Việt Nam đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ hiểu hơn về thuật ngữ này trong lĩnh vực Logistics.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *