DDU là gì? Điều kiện, vai trò, trách nhiệm trong DDU Incoterms 2020

DDU là gì? Điều kiện DDU thể hiện vai trò của người mua và người bán thế nào? Khi tham gia điều kiện DDU thì các doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Từ lâu thì DDU đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định rõ các trách nhiệm và cam kết của các bên tham gia giao dịch.

Vậy sau đây hãy cùng Epacket Việt Nam tìm hiểu DDU là gì trong xuất nhập khẩu sau đây nhé!

DDU là gì

DDU là gì?

DDU hay Delivered Duty Unpaidgiao hàng chưa nộp thuế. Đây là một thuật ngữ về điều kiện giao hàng của Incoterm. Điều kiện này của Incoterms sẽ áp dụng trong quá trình giao hàng thì vấn đề nộp thuế sẽ do phía người mua thực hiện.

Điều kiện giao hàng DDU Incoterms 2020 sẽ quy ước về trách nhiệm các các bên bán và bên mua khi tham gia quá trình vận chuyển giao nhận hàng hóa. Các quy định tại điều kiện này sẽ không mang tính chất bắt buộc, chỉ đơn thuần là những thỏa thuận đôi bên mang tính chất ràng buộc trong hợp đồng mua bán.

Ngoài ra, điều kiện Incoterms DDU hiện nay tại Việt Nam chủ yếu sẽ áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu nội địa. Cụ thể là những đơn vị, doanh nghiệp có đăng ký theo loại hình đầu tư, giao công hay một số loại hình khác áp dụng. Có nghĩa là trên thực tế hàng hóa vẫn nằm trên cùng một lãnh thổ chưa vượt sang ranh giới quốc gia khác nhưng vẫn thực hiện thủ tục giao nhận hàng hóa như hoạt động xuất nhập khẩu.

DDU là gì

DDU có đặc điểm thế nào?

DDU là một trong các điều kiện của Incoterms nên DDU mang các đặc điểm chung của các quy tắc thương mại quốc tế này. Theo đó, các quy định trong Incoterms là quy ước về trách nhiệm của các bên mua bán khi tham gia quá trình chuyển giao hàng hóa. Và lưu ý, các quy định của Incoterms là không bắt buộc. Chúng đơn thuần là các thỏa thuận giữa các bên, mang tính chất ràng buộc trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thêm một đặc điểm nổi bật của DDU, đó là hiện nay tại Việt Nam, điều kiện giao hàng này hầu như chủ yếu sẽ áp dụng cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế xuất nhập khẩu nội địa. Đó thường là các doanh nghiệp hoạt động có đăng ký theo loại hình Đầu Tư, Gia Công và một số loại hình khác.

Các doanh nghiệp này có thể nằm trong hoặc ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và thực hiện hoạt động mua bán trên danh nghĩa xuất nhập khẩu đối ứng (xuất nhập khẩu tại chỗ). Có nghĩa, trên thực tế hàng hóa vẫn nằm trên cùng một lãnh thổ, chưa vượt qua ranh giới quốc gia nhưng vẫn thực hiện các thủ tục tương đương hoạt động xuất nhập khẩu.

Lợi ích của điều kiện DDU là gì?

Vậy áp dụng điều kiện DDU mang tới lợi ích gì cho các bên?

Thực tế, điều kiện DDU có thể cân đối cơ bản trách nhiệm cũng như rủi ro của hai bên. Nếu người bán chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển và chi phí liên quan, thì người mua sẽ thực hiện các thủ tục nhập khẩu cũng như chịu chi phí thuế liên quan.

Vận chuyển hàng hóa theo điều kiện DDU cũng là giải pháp giúp quá việc theo dõi các lô hàng được hiệu quả và chặt chẽ hơn. Nguyên nhân là bởi việc giao dịch được thực hiện trong nước. Bạn có thể nhanh chóng xác định vị trí của lô hàng, đang chuyển tới đâu và lúc nào tới nơi.

Trường hợp việc chuyển hàng hóa được thực hiện xuyên biên giới, thì bạn có thể áp dụng Điều kiện giao hàng DAP sẽ phù hợp hơn.

Ngoài ra, điều kiện giao hàng DDU còn giúp cho cả phía bán và phía mua tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Theo đó, người bán sẽ đỡ gánh nặng chi phí xuất khẩu vận tải, còn người mua có thể thương lượng giảm giá nhập hàng vì đã chịu phí thuế.

DDU là gì

Trách nhiệm của người mua và người bán tại DDU

Cũng như các điều kiện khác trong Incoterms, người mua và người bán khi tham gia mua bán sản phẩm hàng hóa với điều kiện DDU cần tuân thủ và thực hiện đúng các trách nhiệm của mình.

Có như thế mới đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, hai bên hợp tác cùng có lợi và tránh các rủi ro không đáng có.

Trách nhiệm người bán

Trách nhiệm của người bán trong điều kiện DDU là:

  • Người bán hàng có trách nhiệm tự thực hiện thủ tục xuất khẩu
  • Người bán khi tham gia điều kiện DDU sẽ có nhiệm vụ hoàn thành thanh toán các chi phí bốc xếp, giao nhận hàng cũng như các thủ tục khác liên quan vận chuyển
  • Bên bán cũng phải chịu chi trả các phí khác (nếu có) như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm hàng hóa
  • Như vậy, người bán sẽ chịu các rủi ro liên quan tới hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển hàng, cho tới khi hàng được giao tới địa điểm mà người mua yêu cầu (thông thường địa điểm này là tại nhà xưởng của bên mua). Lúc này thì các rủi ro và trách nhiệm mới được chuyển sang cho người mua.
  • Người bán không phải trả bất kỳ khoản tiền nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các loại thuế phí khác khi nhập khẩu hàng (nếu có).

Ngoài ra, người bán còn có trách nhiệm cung cấp các thông tin, giấy tờ liên quan cho cơ quan chức năng hoặc cung cấp cho phía người mua nếu phía người mua có yêu cầu chính đáng để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Trách nhiệm người mua

Trách nhiệm của người mua trong DDU là:

  • Người mua khi chọn điều kiện giao hàng DDU sẽ có trách nhiệm thực hiện thủ tục nhập khẩu
  • Người mua khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu sẽ phải nộp các loại thuế phí nhập khẩu liên quan. Đồng thời bố trí sẵn sàng để nhận hàng, dỡ hàng từ phương tiện vận tải mà bên bán giao tới tại địa điểm mà bên mua đã chỉ định trước đó.
  • Và đương nhiên, người mua phải nhận hàng và thanh toán đầy đủ tiền hàng cho người bán dựa trên hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết.
  • Người mua phải cung cấp các thông tin, giấy tờ liên quan để hỗ trợ cho người bán trong quá trình họ thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa, thông quan để đảm bảo tiến độ giao hàng đã thỏa thuận.
  • Khi người bán đã hoàn tất giao hàng tới địa điểm chỉ định của người mua, thì người mua tiếp nhận hàng hóa và chấp nhận các rủi ro liên quan tới hàng hóa từ đó trở về sau.

Tại sao các bên lựa cọn DDU trong Incoterms 2020?

Trên thực tế, điều kiện Incoterms DDU có thể cân đối cơ bản trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng. Nếu bên bán chịu rủi ro trong việc vận chuyển và chi trả các khoản phí liên quan thì phía bên mua cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc làm thủ tục nhập khẩu, chịu thuế phí liên quan.

Đồng thời việc vận chuyển hàng hóa dựa trên điều kiện DDU Incoterms cũng được xem là giải pháp theo dõi, giám sát lô hàng trong quá trình vận chuyển hiệu quả hơn. Nguyên nhân bởi vì việc giao dịch được thực hiện trực tiếp trong nước, nên doanh nghiệp có thể xác định được lộ trình lô hàng đang vận chuyển như thế nào.

Trường hợp vận chuyển hàng hóa thực hiện xuyên biên giới thì doanh nghiệp cũng có thể áp dụng thêm điều kiện DAP sẽ phù hợp hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về DDU là gì và những điều kiện cần biết của DDU trong Incoterm 2020. Hy vọng những thông tin trên mà Epacket Việt Nam cung cấp sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức và thông tin cơ bản.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *